Có được bảo hộ chương trình máy tính với danh nghĩa giải pháp hữu ích? Hình thức đăng ký bảo hộ chương trình máy tính theo quy định mới?

Tôi muốn đăng ký bản quyền đối với chương trình máy tính. Xin hỏi có được bảo hộ chương trình máy tính với danh nghĩa giải pháp hữu ích? Trường hợp không thể thì hình thức đăng ký bảo hộ chương trình máy tính được quy định ra sao? Hồ sơ xin đăng ký chương trình máy tính gồm những tài liệu nào? - Câu hỏi của anh Quý Bình (Tây Ninh).

Có được đăng ký bảo hộ chương trình máy tính với danh nghĩa giải pháp hữu ích?

bảo hộ chương trình máy tính

Bảo hộ chương trình máy tính (Hình từ Internet)

Tại khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về giải pháp hữu ích như sau:

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
...
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Vậy sáng chế không phải là hiểu biết thông thường và có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp là giải pháp hữu ích.

Căn cứ theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích như sau:

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Như vậy, theo khoản 2 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đối tượng là chương trình máy tính không được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích.

Hình thức đăng ký bảo hộ chương trình máy tính được quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Ngoài ra, theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, theo điểm m khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chương trình máy tính sẽ được đăng ký bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, cụ thể như tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Đơn đăng ký bảo hộ chương trình máy tính gồm những tài liệu nào?

Căn cứ theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính như sau:

(1) Chủ thể có quyền đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

(2) Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

+ Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

+ Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

+ Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Tài liệu trong hồ sơ đăng ký được quy định nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chương trình máy tính theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả.

Chương trình máy tính
Sáng chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế? Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế là gì?
Pháp luật
Chương trình máy tính là gì? Chương trình máy tính có được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế không?
Pháp luật
Giải pháp hữu ích có phải tên gọi khác của sáng chế? Phương pháp toán học có được bảo hộ với danh nghĩa giải pháp hữu ích?
Pháp luật
Trường hợp trong đơn quốc tế về sáng chế có chỉ định Việt Nam thì người nộp đơn cần nộp những giấy tờ gì cho Cục Sở hữu trí tuệ?
Pháp luật
Từ 01/01/2023, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng?
Pháp luật
Trường hợp nào bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế? Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất năm 2022? Những trường hợp nào sẽ không được bảo hộ sáng chế?
Pháp luật
Có được bảo hộ chương trình máy tính với danh nghĩa giải pháp hữu ích? Hình thức đăng ký bảo hộ chương trình máy tính theo quy định mới?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Mua sáng kiến, sáng chế có phải là một trong các hình thức chuyển giao công nghệ hay không? Trình tự, thủ tục của việc mua sáng kiến, sáng chế được quy định như thế nào? Thời hạn giải quyết bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình máy tính
4,416 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình máy tính Sáng chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình máy tính Xem toàn bộ văn bản về Sáng chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào