Có được bắt người bị yêu cầu dẫn độ để thi hành quyết định dẫn độ trong vụ án hình sự vào ban đêm không?

Biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam trong vụ án hình sự là gì? Có được bắt người bị yêu cầu dẫn độ để thi hành quyết định dẫn độ trong vụ án hình sự vào ban đêm không? Thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ có được vượt quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu dẫn độ không? Câu hỏi của chị Mai đến từ Hòa Bình.

Biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam trong vụ án hình sự là gì?

Có được bắt người bị yêu cầu dẫn độ để thi hành quyết định dẫn độ trong vụ án hình sự vào ban đêm không?

Có được bắt người bị yêu cầu dẫn độ để thi hành quyết định dẫn độ trong vụ án hình sự vào ban đêm không? (hình ảnh từ Internet)

Căn cứ Điều 502 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Các biện pháp ngăn chặn, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn
1. Các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ gồm bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bị dẫn độ khi có đủ các điều kiện:
a) Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;
b) Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều này. Thẩm phán chủ tọa phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp đặt tiền để bảo đảm sự có mặt của người bị yêu cầu dẫn độ tại phiên họp.

Theo đó, 05 biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam trong vụ án hình sự bao gồm:

(1) Bắt người bị yêu cầu dẫn độ;

(2) Tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ;

(3) Cấm người bị yêu cầu dẫn độ đi khỏi nơi cư trú;

(4) Đặt tiền để bảo đảm đối với người bị yêu cầu dẫn độ;

(5) Tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị yêu cầu dẫn độ;

Có được bắt người bị yêu cầu dẫn độ để thi hành quyết định dẫn độ trong vụ án hình sự vào ban đêm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 503 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ
1. Việc bắt người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam hoặc thi hành quyết định dẫn độ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật này.
...

Như vậy, bắt người bị yêu cầu dẫn độ để thi hành quyết định dẫn độ trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Như vậy, việc bắt người bị yêu cầu dẫn độ để thi hành quyết định dẫn độ trong vụ án hình sự không được phép tiến hành vào ban đêm, trừ trường hợp người bị dẫn độ phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ có được vượt quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu dẫn độ không?

Căn cứ khoản 2 Điều 503 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ
...
2. Thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ không quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ hoặc thời hạn phải thi hành hoặc còn phải thi hành hình phạt tù trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ.
Trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyết định tạm giam hoặc gia hạn tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu được gửi thông qua Bộ Công an.

Chiếu theo quy định này, thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ không được vượt quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu dẫn độ.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và văn bản yêu cầu gia hạn tạm giam sẽ được gửi thông qua Bộ Công an.

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong vụ án hình sự, quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ của cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê duyệt thì có thể yêu cầu hủy bỏ không?
Pháp luật
Có được bắt người bị yêu cầu dẫn độ để thi hành quyết định dẫn độ trong vụ án hình sự vào ban đêm không?
Pháp luật
Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bị hủy bỏ trong trường hợp nào? Cơ quan nào có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố?
Pháp luật
Biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự gồm những biện pháp nào? Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố là bao lâu?
Pháp luật
Nếu vi phạm tội cướp giật tài sản thì có bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không?
Pháp luật
Trường hợp nào trả tự do cho người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam hoặc người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
3,284 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào