Có được bổ nhiệm công chức giữ chức danh lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp khi đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hay không?
- Có được bổ nhiệm công chức giữ chức danh lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp khi đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hay không?
- Quy trình bổ nhiệm công chức sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đối với nguồn nhân sự tại chỗ bao gồm những bước nào?
- Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp là bao lâu?
Có được bổ nhiệm công chức giữ chức danh lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp khi đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức, viên chức như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn
1. Điều kiện bổ nhiệm
a) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
b) Tuổi bổ nhiệm:
- Công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý lần đầu phải đủ tuổi để công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ 05 năm;
- Công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sau một thời gian công tác, nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì điều kiện về tuổi được thực hiện như quy định tuổi bổ nhiệm lần đầu.
c) Có đủ sức khoẻ để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
d) Không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;
- Đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức; trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, điều tra, truy tố hoặc xét xử;
- Công chức, viên chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng; viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
- Các trường hợp khác theo quy định của Đảng và Nhà nước.
...
Theo đó, người đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật thì không được bổ nhiệm công chức giữ chức danh lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp.
Có được bổ nhiệm công chức giữ chức danh lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp khi đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hay không? (Hình từ Internet)
Quy trình bổ nhiệm công chức sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đối với nguồn nhân sự tại chỗ bao gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về quy trình bổ nhiệm chung như sau:
Quy trình chung
1. Xác định nhu cầu, xin chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác, nguồn bổ nhiệm.
2. Quy trình bổ nhiệm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương
2.1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ (được thực hiện theo 07 bước):
a) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị (lần 1) thảo luận, thống nhất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự;
b) Bước 2: Hội nghị lãnh đạo đơn vị mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín;
c) Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị (lần 2), căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự tại bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín;
d) Bước 4: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến toàn thể công chức, viên chức, người lao động hoặc cán bộ chủ chốt;
đ) Bước 5: Lấy ý kiến ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy Đảng đơn vị (nơi không có ban thường vụ) (sau đây gọi chung là cấp ủy Đảng) về nhân sự dự kiến bổ nhiệm; đề nghị cấp ủy Đảng có thẩm quyền kết luận về tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm;
e) Bước 6: Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị (lần 3) thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín);
g) Bước 7: Quyết định bổ nhiệm và trao Quyết định bổ nhiệm.
...
Như vậy, quy trình bổ nhiệm công chức đối với nguồn nhân sự tại chỗ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị (lần 1) thảo luận, thống nhất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự;
Bước 2: Hội nghị lãnh đạo đơn vị mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín;
Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị (lần 2), căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự tại bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín;
Bước 4: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến toàn thể công chức, viên chức, người lao động hoặc cán bộ chủ chốt;
Bước 5: Lấy ý kiến ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy Đảng đơn vị (nơi không có ban thường vụ) về nhân sự dự kiến bổ nhiệm;
Đề nghị cấp ủy Đảng có thẩm quyền kết luận về tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm;
Bước 6: Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị (lần 3) thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín);
Bước 7: Quyết định bổ nhiệm và trao Quyết định bổ nhiệm.
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực.
2. Thời gian công chức, viên chức được giao nhiệm vụ quyền hoặc phụ trách một đơn vị, nếu được bổ nhiệm thì không tính vào thời hạn bổ nhiệm chức vụ cấp trưởng của đơn vị đó.
3. Trường hợp được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có phụ cấp chức vụ tương đương chức vụ cũ thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực.
...
Như vậy, thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm công chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?