Có được cấm người lao động sử dụng ngày nghỉ phép năm trong những tháng làm việc cao độ của doanh nghiệp hay không?
- Người sử dụng lao động có phải thanh toán tiền cho người lao động đối với số ngày nghỉ phép năm chưa sử dụng trong năm hay không?
- Có thể gia hạn ngày nghỉ phép năm chưa sử dụng của người lao động sang quý I của năm sau hay không?
- Có được cấm người lao động sử dụng ngày nghỉ phép năm trong những tháng làm việc cao độ của doanh nghiệp hay không?
Người sử dụng lao động có phải thanh toán tiền cho người lao động đối với số ngày nghỉ phép năm chưa sử dụng trong năm hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ phép năm của người lao động như sau:
Nghỉ hằng năm
...
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
...
Theo quy định thì trường hợp người lao động bị thôi việc, mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được hưởng thì sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Ngoài 02 lý do nêu trên thì không bắt buộc người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ hằng năm mà người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết với bất kỳ một lý do nào khác.
Có được cấm người lao động sử dụng ngày nghỉ phép năm trong những tháng làm việc cao độ của doanh nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Có thể gia hạn ngày nghỉ phép năm chưa sử dụng của người lao động sang quý I của năm sau hay không?
Căn cứ Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Như vậy, để bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn thì người sử dụng lao động có thể gia hạn số ngày phép chưa sử dụng của người lao động sang quý I năm sau.
Trên thực tế, một số doanh nghiệp thường quy định gia hạn việc sử dụng các ngày phép còn lại của năm cũ của người lao động sang đến hết quý 1 của năm sau, và các ngày phép năm cũ sẽ tự động mất sau khi hết thời hạn gia hạn
Nếu muốn áp dụng quy định về gia hạn ngày nghỉ phép năm này thì ngươi sử dụng lao động nên thể hiện rõ trong nội quy lao động của doanh nghiệp để có thêm cơ sở cho việc áp dụng quy định này trên thực tế.
Có được cấm người lao động sử dụng ngày nghỉ phép năm trong những tháng làm việc cao độ của doanh nghiệp hay không?
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Người lao động nào làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo quy định trên.
Bên cạnh đó, đối với người lao động nào có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm sẽ được tính dựa theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Do đó, nghỉ hằng năm được xem là quyền của người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Việc người sử dụng lao động quy định hạn chế việc nghỉ hằng năm của người lao động trong những tháng làm việc cao điểm của doanh nghiệp là chưa đúng với quy định của pháp luật lao động và không được phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?