Có được chia lợi nhuận trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản mục có gốc ngoại tệ hay không?
- Tổ chức tài chính vi mô có được chia lợi nhuận trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản mục có gốc ngoại tệ không?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán 641 về chênh lệch tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chênh lệch tỷ giá hối đoái không?
Tổ chức tài chính vi mô có được chia lợi nhuận trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản mục có gốc ngoại tệ không?
Tổ chức tài chính vi mô có được chia lợi nhuận trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 641- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của TCTCVM. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
b) Đối với các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ: TCTCVM phải quy đổi giá trị ngoại tệ ra Đồng Việt Nam để hạch toán theo tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
c) Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, TCTCVM tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
d) Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam;
đ) TCTCVM không được chia lợi nhuận trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục có gốc ngoại tệ;
e) TCTCVM đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi, các khoản phải thu, các khoản phải trả.
...
Theo đó, tổ chức tài chính vi mô không được phép chia lợi nhuận trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục có gốc ngoại tệ.
Tổ chức tài chính vi mô có được chia lợi nhuận trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản mục có gốc ngoại tệ không? (Hình từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán 641 về chênh lệch tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì tài khoản kế toán 641 về chênh lệch tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu và nội dung phán ánh như sau:
Bên Nợ:
- Lỗ tỷ giá khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ.
- Lỗ tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ.
- Kết chuyển lãi tỷ giá vào tài khoản doanh thu hoạt động khác.
Bên Có:
- Lãi tỷ giá khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ.
- Lãi tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ.
- Kết chuyển lỗ tỷ giá vào tài khoản chi phí hoạt động khác.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ chưa xử lý.
Số dư bên Có: - Phản ánh số chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ chưa xử lý.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ.
Cuối kỳ kế toán quý, năm, tài khoản này tất toán số dư. Nếu tài khoản này có số dư Có, chuyển số dư Có vào tài khoản Thu nhập; Nếu tài khoản này có số dư Nợ, chuyển số dư Nợ vào tài khoản Chi phí.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ kế toán quý, năm.
Trong kỳ kế toán quý, năm tài khoản 641 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chênh lệch tỷ giá hối đoái không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về chênh lệch tỷ giá hối đoái nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?