Có được chuyển từ chức danh thư viện viên hạng III xuống hạng IV nhưng vẫn được hưởng chênh lệch bảo lưu giữa hai ngạch lương và phụ cấp độc hại không?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của thư viện viên hạng III và thư viện viên hạng IV được quy định như thế nào?
- Có được chuyển từ chức danh thư viện viên hạng III xuống thư viện viên trung cấp hạng IV nhưng vẫn được hưởng chênh lệch bảo lưu giữa hai ngạch lương và phụ cấp độc hại không?
- Hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ làm công tác thư viện được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của thư viện viên hạng III và thư viện viên hạng IV được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định về thư viện viên hạng III - Mã số: V.10.02.06 như sau:
"Điều 5. Thư viện viên hạng III - Mã số: V.10.02.06
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin."
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định về thư viện viên hạng IV - Mã số: V.10.02.07:
"Điều 6. Thư viện viên hạng IV - Mã số: V.10.02.07
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin."
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của thư viện viên hạng III và hạng IV bao gồm các tiêu chuẩn về trình độ đại học, trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan; trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học cụ thể nêu trên.
Thư viện viên
Có được chuyển từ chức danh thư viện viên hạng III xuống thư viện viên trung cấp hạng IV nhưng vẫn được hưởng chênh lệch bảo lưu giữa hai ngạch lương và phụ cấp độc hại không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định về thư viện viên hạng III - Mã số: V.10.02.06 như sau:
"Điều 5. Thư viện viên hạng III - Mã số: V.10.02.06
...
4. Việc thăng hạng chức danh thư viện viên hạng III:
Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng IV lên chức danh thư viện viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng IV, như sau:
a) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng IV tối thiểu đủ 02 (hai) năm;
b) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp, phải có thời gian công tác giữ chức danh thư viện viên hạng IV tối thiểu đủ 03 (ba) năm."
Pháp luật chỉ quy định việc viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng IV lên chức danh thư viện viên hạng III.
Theo đó trường hợp của anh/chị khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, có thời gian giữ chức danh thư viện viên hạng IV tối thiểu đủ 02 năm và đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ thì được thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng IV lên chức danh hạng III.
Không có quy định về việc chuyển từ chức danh Thư viện viên (hang III) xuống Thư viện viên trung cấp (hạng IV) mặc dù vẫn được hưởng chênh lệch bảo lưu giữa hai ngạch lương và phụ cấp như trường hợp chị đề cập.
Hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ làm công tác thư viện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT quy định đối với cán bộ làm công tác thư viện:
"Điều 9. Đối với cán bộ làm công tác thư viện.
1. Mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định."
Theo đó, mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định.
Các chế độ phụ cấp ngành văn hóa - thông tin quy định tại Thông tư 26/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hoá - thông tin.
Như vậy, cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học thì được hưởng phụ cấp phụ cấp độc hại theo quy định.
Căn cứ quy định tại Mục II Thông tư 26/2006/TT-BVHTT:
"II. CÁC MỨC PHỤ CẤP
...
Mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
...
- Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
..."
Theo đó, mức 2 có hệ số 0,2 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các công việc sau: Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ; tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng.
Cách tính và chi trả phụ cấp được quy định tại Mục III Thông tư 26/2006/TT-BVHTT như sau:
"Nguồn kinh phí, cách tính và chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
1. Cách tính và chi trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
..."
Theo đó, cách tính và việc chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định nêu trên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?