Có được điều tra Thẩm phán Tòa án nhân dân về việc xét xử, giải quyết vụ án đang trong quá trình tố tụng không?
Có được điều tra Thẩm phán Tòa án nhân dân về việc xét xử, giải quyết vụ án đang trong quá trình tố tụng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và người có chức danh tư pháp khác của Tòa án không phải giải trình, không được thông tin về quan điểm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc đó.
3. Không điều tra đối với Thẩm phán, Hội thẩm về việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình tố tụng, trừ trường hợp có căn cứ xác định Thẩm phán, Hội thẩm vi phạm pháp luật hình sự trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đó.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật sẽ không được điều tra đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân về việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình tố tụng.
Lưu ý:
Nếu trường hợp có căn cứ xác định Thẩm phán Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật hình sự trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đó thì sẽ được điều tra theo quy định của pháp luật.
Có được điều tra Thẩm phán Tòa án nhân dân về việc xét xử, giải quyết vụ án đang trong quá trình tố tụng không? (Hình từ Internet)
Việc thông tin về Thẩm phán Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 105 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định:
Theo đó, việc thông tin về Thẩm phán Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật được pháp luật quy định như sau:
- Trường hợp Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
Trường hợp bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cơ quan điều tra phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
- Trường hợp Thẩm phán Tòa án nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
Trường hợp bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân thì cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm những việc gì?
Căn cứ theo Điều 104 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hướng dẫn về những việc mà Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm như sau:
Theo đó, pháp luật quy định về những việc Thẩm phán không được làm như sau:
(1) Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
(2) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.
(3) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
(4) Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.
(5) Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan, trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
(6) Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định.
(7) Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng.
(8) Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực.
(9) Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
(10) Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/dieu-tra-tham-phan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/tham-phan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/VMK/tham-phan-toa-an-nhan-dan.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ thuộc Tòa án nhân dân cấp cao được quy định thế nào? Văn phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao có được tổ chức công tác xét xử?
- Mức lệ phí môn bài phải nộp của chi nhánh được thành lập, cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 6 tháng đầu năm là bao nhiêu?
- Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy điều khiển giao thông là gì? Mục đích sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy điều khiển giao thông?
- Khi qua phà phải chấp hành quy định nào? Thứ tự ưu tiên của các xe khi qua phà như thế nào theo quy định mới?
- Vi phạm quy định về thử việc là gì? Vi phạm quy định về thử việc mức xử phạt hành chính bao nhiêu?