Có được đốt pháo hoa vào ngày sinh nhật không? Đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại nhà cần lưu ý gì?
Có được đốt pháo hoa vào ngày sinh nhật không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định như trên, có thể đốt pháo hoa vào ngày sinh nhật của mình. Tuy nhiên, phải mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Nếu không sẽ bị coi là sử dụng trái phép pháo hoa và có thể bị xử phạt.
Có được đốt pháo hoa vào ngày sinh nhật không? Đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại nhà cần lưu ý gì? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi mới được đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng? Đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại nhà cần lưu ý gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa.
Dẫn chiếu đến Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Như vậy, nếu là cá nhân thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự mới được đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng.
Lưu ý khi sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng
* Ống phun nước bạc:
- Không sử dụng ở nơi có chứa chất dễ cháy nổ.
- Nên sử dụng sản phẩm ngoài trời hoặc trong phòng rộng thông thoáng.
- Khi sản phẩm cháy hết, đợi không còn tàn lửa mới được bỏ vào thùng rác.
- Khoảng cách an toàn khi sử dụng sản phẩm ≥ 2m.
* Ống phun hoa lửa cầm tay:
- Không sử dụng ở nơi có chứa chất dễ cháy nổ
- Nên sử dụng sản phẩm ngoài trời hoặc trong phòng rộng thông thoáng
- Khi sản phẩm cháy hết, đợi không còn tàn lửa mới được bỏ vào thùng rác
- Trẻ em sử dụng phải có dự hướng dẫn và giám sát của người lớn.
* Cây hoa lửa:
- Không sử dụng ở nơi có chứa chất dễ cháy nổ.
- Nên sử dụng sản phẩm ngoài trời hoặc trong phòng rộng thông thoáng.
- Khi sản phẩm cháy hết, đợi không còn tàn lửa mới được bỏ vào thùng rác.
- Trẻ em sử dụng phải có dự hướng dẫn và giám sát của người lớn.
* Cánh hoa xoay:
- Không sử dụng ở nơi có chứa chất dễ cháy nổ.
- Nên sử dụng sản phẩm ngoài trời hoặc trong phòng rộng thông thoáng.
- Khi sản phẩm cháy hết, đợi không còn tàn lửa mới được bỏ vào thùng rác.
- Trẻ em sử dụng phải có dự hướng dẫn và giám sát của người lớn.
* Thác nước bạc:
- Không sử dụng sản phẩm ở nơi có chất dễ cháy. Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh các vị trí có thể gây ra lửa hoặc tia lửa.
- Sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn, không dùng vào mục đích khác.
- Trẻ em sử dụng phải có sự hướng dẫn, giám sát của người lớn.
- Khi sản phẩm cháy hết, đợi không còn tàn lửa mới được bỏ vào thùng rác.
* Giàn phun viên:
- Không sử dụng sản phẩm ở nơi có chất dễ gây cháy (xăng, dầu, khí ga,…). Khi sử dụng, không hướng sản phẩm vào người, động vật hoặc vật liệu dễ gây cháy, nổ
- Không để sản phẩm bị đổ khi sử dụng. Người xem phải đứng cách xa sản phẩm không nhỏ hơn 10m
- Phải lót vật liệu chống cháy hoặc làm ẩm xung quanh với khoảng cách lớn hơn 1m khi đặt sản phẩm lên các vật liệu dễ cháy (gỗ, thảm,…)
- Không dùng sản phẩm ở trong nhà hoặc không gian có mái che.
- Trẻ em sử dụng phải có sự giám sát của người lớn.
* Giàn phun hoa:
- Không sử dụng ở nơi có chất hoặc vật liệu dễ gây cháy, nổ. Khi sử dụng không để gần vào người hoặc động vật.
- Khi sử dụng người xem phải đứng cách sản phẩm ít nhất 10 m.
- Không được dùng tay cầm sản phẩm khi đốt.
- Khi đặt sản phẩm lên trên vật liệu dễ cháy cần phải lót lớp chống cháy hoặc làm ẩm xung quanh với khoảng cách không nhỏ hơn 2 mét.
- Không sử dụng sản phẩm ở trong nhà hoặc không gian kín có mái che.
- Trẻ em sử dụng phải có sự giám sát của người lớn.
- Chỉ sử dụng các sản phẩm còn trong hạn sử dụng. Hạn sử dụng này được ghi trên hộp bảo quản. Không được sử dụng sản phẩm cho các mục đích khác ngoài quy định.
* Giàn nhấp nháy:
- Không sử dụng sản phẩm ở nơi có chất dễ gây cháy (xăng, dầu, khí ga,…). Khi sử dụng, không hướng sản phẩm vào người, động vật hoặc vật liệu dễ gây cháy, nổ
- Không để sản phẩm bị đổ khi sử dụng. Người xem phải đứng cách xa sản phẩm không nhỏ hơn 10m
- Phải lót vật liệu chống cháy hoặc làm ẩm xung quanh với khoảng cách lớn hơn 1m khi đặt sản phẩm lên các vật liệu dễ cháy (gỗ, thảm,…)
- Không dùng sản phẩm ở trong nhà hoặc không gian có mái che.
- Trẻ em sử dụng phải có sự giám sát của người lớn.
Chú ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Đốt pháo hoa trái phép bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nếu sử dụng pháo hoa không mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?