Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
- Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường, trả tiền hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đối với người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
- Việc chỉ định, thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm được quy định như thế nào?
Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Theo đó, người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Cùng với đó căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Theo đó, đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.
Do đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác
1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của những người sau đây:
a) Người chưa thành niên, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự;
c) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
d) Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ không được giao kết cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường, trả tiền hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đối với người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải hồi thường, trả tiền hợp đồng bảo hiểm nhân họ trong trường hợp người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Việc chỉ định, thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc chỉ định, thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm như sau:
- Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm.
- Trường hợp bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm khi chỉ định người thụ hưởng;
- Trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong -nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc chỉ định người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, những người được quyền chỉ định người thụ hưởng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có thể xác định thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng của những người thụ hưởng.
- Trường hợp thứ tự hoặc tỷ lệ thụ hưởng không được xác định thì tất cả những người thụ hưởng được hưởng quyền lợi thụ hưởng theo tỷ lệ như nhau.
- Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Trường hợp người được bảo hiểm chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc thay đổi người thụ hưởng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải xác nhận tại hợp đồng bảo hiểm hoặc văn bản khác đính kèm hợp đồng bảo hiểm sau khi nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?