Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không?

Hiện tại cơ quan tôi đang thực hiện công tác điều tra việc bán phá giá nhưng đối tượng điều tra lại quá lớn không thể thực hiện điều tra hết được thì không biết có thể giới hạn phạm vi điều tra hay không? Nếu được thì làm như thế nào? Trường hợp giới hạn phạm vi điều tra thì biên độ bán phá giá được áp dụng ra sao? Câu hỏi của anh Huỳnh Trí từ Hà Nội

Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc giới hạn phạm vị điều tra bán phá giá như sau:

Chọn mẫu điều tra
1. Trong trường hợp số lượng các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra.
...

Bên cạnh đó, tại tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP cũng quy định về việc giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá như sau:

Phương pháp xác định biên độ bán phá giá
...
4. Trong trường hợp số lượng Bên bị yêu cầu quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị điều tra quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra bằng phương pháp chọn mẫu được quy định tại Điều 36 của Nghị định này để xác định biên độ bán phá giá.
...

Từ các quy định pháp luật vừa nêu trên thì trong trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá quá lớn thì cơ quan điều tra có thể thực hiện giới hạn phạm vi điều tra của mình.

Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không?

Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không? (Hình từ Internet)

Việc giới hạn phạm vi điều tra trong công tác điều tra việc bán phá giá được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 36 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc thực hiện giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá như sau:

Chọn mẫu điều tra
...
2. Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên Cơ sở khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được sản xuất, xuất khẩu vào Việt Nam bởi Bên bị yêu cầu hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu;
b) Khi tiến hành chọn mẫu điều tra, Cơ quan điều tra có thể tiến hành tham vấn với Bên bị yêu cầu, các nhà nhập khẩu có liên quan đến việc chọn mẫu và có sự đồng ý của Bên bị yêu cầu này về việc chọn mẫu.

Theo đó, việc giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên Cơ sở khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được sản xuất, xuất khẩu vào Việt Nam bởi Bên bị yêu cầu hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu.

Khi tiến hành chọn mẫu điều tra, Cơ quan điều tra có thể tiến hành tham vấn với Bên bị yêu cầu, các nhà nhập khẩu có liên quan đến việc chọn mẫu và có sự đồng ý của Bên bị yêu cầu này về việc chọn mẫu.

Thực hiện giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá thì biên độ bán phá giá được cơ quan điều tra áp dụng như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc áp dụng biên độ bán phá giá sau khị đã hạn phạm vi điều tra như sau:

Phương pháp xác định biên độ bán phá giá
...
5. Trong trường hợp Cơ quan điều tra giới hạn phạm vi điều tra theo quy định tại khoản 4 Điều này, biên độ bán phá giá được áp dụng như sau:
a) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
b) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu nhưng không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
c) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
d) Biên độ bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại.

Như vậy, trong trường hợp đối tượng điều tra bán phá gia quá lớn, buộc cơ quan điều tra phải tiến hành giới hạn phạm vi điều tra thì biên độ bán phá giá được áp dụng như sau:

- Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;

- Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu nhưng không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;

- Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;

- Biên độ bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại.

Bán phá giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời kỳ điều tra để xác định việc bán phá giá tối đa là bao lâu? Ai có quyền ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Pháp luật
Cơ quan điều tra có được quyền đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp hay không?
Pháp luật
Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp có thể được gửi tới Cơ quan điều tra bằng hình thức dữ liệu điện tử hay không?
Pháp luật
Bên đề nghị cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết trong giai đoạn nào?
Pháp luật
Có mấy cách xác định biên độ bán phá giá? Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra cần xem xét những điều chỉnh nào?
Pháp luật
Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Bán phá giá được hiểu như thế nào trên thế giới? Biện pháp chống bán phá giá cần có điều kiện gì không?
Pháp luật
Chống bán phá giá là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Trường hợp bán phá giá có bị phạt không?
Pháp luật
Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Để tránh việc bán phá giá thì việc xác định giá xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bán phá giá
711 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán phá giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bán phá giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào