Có được hoạt động mua bán hàng hóa tại chợ biên giới trong trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới không?
- Thương nhân Việt Nam, không có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới thì có thể hoạt động mua bán hàng hóa tại chợ biên giới không?
- Hàng hóa được mua bán tại chợ biên giới có bắt buộc phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam không?
- Việc kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán tại chợ biên giới được quy định như thế nào?
- Quy định về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới là gì?
Thương nhân Việt Nam, không có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới thì có thể hoạt động mua bán hàng hóa tại chợ biên giới không?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới cụ thể như sau:
Chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới
1. Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới hoặc có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho cư trú ở khu vực biên giới.
2. Thương nhân, cá nhân mang quốc tịch của nước có chung biên giới, có một trong các giấy tờ có giá trị sử dụng như sau: Hộ chiếu, Giấy chứng minh thư biên giới, Thẻ Căn cước công dân (áp dụng đối với cư dân biên giới trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia), Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới; thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới.
3. Thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung biên giới chỉ được phép mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định nêu trên, chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới bao gồm các chủ thể nêu trên và trong đó có thương nhân, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới hoặc có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho cư trú ở khu vực biên giới.
Như vậy, đối với thương nhân mang quốc tịch Việt Nam không có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới vẫn có thể hoạt động mua bán hàng hóa tại chợ biên giới nếu có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho cư trú ở khu vực biên giới.
Hàng hóa được mua bán tại chợ biên giới có bắt buộc phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam không? (Hình từ Internet).
Hàng hóa được mua bán tại chợ biên giới có bắt buộc phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 14/2018/NĐ-CP có quy định về hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới như sau:
Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới
1. Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam theo các quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới để kinh doanh tại chợ biên giới phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.
Như vậy, theo quy đinh nêu trên, hàng hóa được mua bán tại chợ biên giới phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam theo các quy định của pháp luật.
Theo đó, hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới để kinh doanh tại chợ biên giới phải tuân thủ các quy định của Nghị định 14/2018/NĐ-CP.
Việc kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán tại chợ biên giới được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 14/2018/NĐ-CP có quy định về kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới như sau:
Kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới thuộc đối tượng phải kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản theo quy định của pháp luật về kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản.
2. Hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm.
3. Khi hàng hóa được nhập khẩu từ nước có chung biên giới đưa vào chợ biên giới phải thực hiện kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu từ chợ biên giới sang nước có chung biên giới thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc kiểm định đối với hàng hóa mua bán tại chợ biên giới được quy định như sau:
- Hàng hóa mua bán tại chợ biên giới thuộc đối tượng phải kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản theo quy định của pháp luật về kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản.
- Hàng hóa mua bán tại chợ biên giới phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Khi hàng hóa được nhập khẩu từ nước có chung biên giới đưa vào chợ biên giới phải thực hiện kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu từ chợ biên giới sang nước có chung biên giới thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Quy định về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới là gì?
Tại Điều 20 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới như sau:
Quy định về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới
Thương nhân, tổ chức, hộ kinh doanh và cá nhân có đăng ký kinh doanh trong chợ biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về thuế, phí, lệ phí: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí môn bài và các loại thuế, phí khác (nếu có).
Như vậy, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí môn bài và các loại thuế, phí khác (nếu có) là những loại phí khi mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?