Có được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp người lao động nhập viện do sử dụng bóng cười hay không?
- Có được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp người lao động nhập viện do sử dụng bóng cười hay không?
- Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nhưng vẫn còn điều trị thì có được hưởng chế độ ốm đau tiếp hay không?
- Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nhưng vẫn còn điều trị cụ thể là gì?
Có được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp người lao động nhập viện do sử dụng bóng cười hay không?
Theo Điều 1 Nghị định số 57/2022/NĐ-CP thì bóng cười là bóng bay được bơm một loại khí có tên là khí N2O. Khi này không được xác định là ma túy hoặc tiền chất. Tuy nhiên việc lạm dụng bóng cười có thể gây nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng của người sử dụng như: rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạn giấc ngủ;.....
Căn cứ tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Từ các quy định trên thì trong trường hợp người lao động vì sử dụng bóng cười mà dẫn đến nhập viện là hành vi tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, nên sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.
Có được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp người lao động nhập viện do sử dụng bóng cười hay không? (Ảnh từ Internet).
Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nhưng vẫn còn điều trị thì có được hưởng chế độ ốm đau tiếp hay không?
Thời gian hưởng chế độ ôm đâu được quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, nếu như người lao động nghỉ việc do mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nhưng mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn, nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nhưng vẫn còn điều trị cụ thể là gì?
Mức hưởng ốm đau của người lao động được quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
...
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
...
Như vậy, người lao động nghỉ việc do mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nhưng vẫn còn điều trị sẽ được hưởng:
- Bằng với 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?