Có được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất vải mành cho lốp xe và vải dệt túi khí xe ô tô không?
Ưu đãi thuế nhập khẩu dành cho ngành công nghiệp ô tô là bao nhiêu?
Theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP vào quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành công nghiệp ô tô như sau:
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô)
1. Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là sản phẩm CNHT ô tô).
a) Tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan thực hiện kê khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định, chưa áp dụng mức thuế suất 0%.
b) Việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện của Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này.
...
Theo đó thì thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024 là 0%.
Có được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất vải mành cho lốp xe và vải dệt túi khí xe ô tô không? (Hình từ Internet)
Có được hưởng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất vải mành cho lốp xe và vải dệt túi khí xe ô tô không?
Theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP vào quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành công nghiệp ô tô như sau:
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô)
...
2. Đối tượng áp dụng
a) Các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô;
b) Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.
3. Điều kiện áp dụng
a) Doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau:
a.1) Có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp;
a.2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nêu rõ mục tiêu dự án hoặc ngành nghề kinh doanh trong đó có sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác.
a.3) Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp.
c) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
c.1) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã nhập khẩu kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực còn tồn kho tại các kỳ ưu đãi trước chuyển sang để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô tại các kỳ ưu đãi sau; không bao gồm nguyên liệu, vật tư, linh kiện đưa vào sử dụng nhưng bị hỏng, bị lỗi) để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô có tên trong Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp sản phẩm chỉ được lắp ráp đơn thuần với nhau bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu-lông, ê-cu, bằng đinh tán và không trải qua quá trình sản xuất, gia công nào để thành sản phẩm hoàn thiện thì không được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô.
c.2) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được do doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu. Việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.
Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này đáp ứng các quy định tại điểm a, b, c khoản này và các quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều này thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô trong kỳ xét ưu đãi.
..."
Theo đó, thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất để phụ vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hỗ trợ cho sản xuất lắp ráp ô tô, đối tượng được hưởng thuế ưu đãi này là các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.
Trường hợp của mình sản xuất vải mành cho lốp xe và vải dệt túi khí xe ô tô thì không thuộc trường hợp trên do đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP.
Hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô gồm những gì?
Theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP vào quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành công nghiệp ô tô như sau:
- Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này): 01 bản sao có chứng thực;
- Văn bản thông báo cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp); máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) cho cơ quan hải quan theo Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này): 01 bản chính.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và hợp đồng thuê, mượn đất, mặt bằng, nhà xưởng trong trường hợp doanh nghiệp đi thuê mượn để làm cơ sở sản xuất: 01 bản sao có chứng thực.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp (áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này): 01 bản sao có chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?