Có được làm thành viên của Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone khi đang là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước hay không?
- Số lượng thành viên của Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone do ai quyết định?
- Đang là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước thì có được làm thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone hay không?
- Hội đồng thành viên có quyền quyết định giải thể văn phòng đại diện của Tổng công ty Viễn thông MobiFone hay không?
Số lượng thành viên của Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone do ai quyết định?
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về Hội đồng thành viên như sau:
Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại MobiFone; nhân danh MobiFone thực hiện các quyền và nghĩa vụ của MobiFone theo quyền hạn và nhiệm vụ được giao theo quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước và trước pháp luật về mọi hoạt động của MobiFone.
2. Thành viên Hội đồng thành viên gồm Chủ tịch và các thành viên khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm không quá 02 nhiệm kỳ.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng thành viên nhưng không quá 05 người; trong đó có tối đa một (01) thành viên tham gia Ban Tổng Giám đốc điều hành MobiFone.
4. Chủ tịch Hội đồng thành viên không kiêm Tổng Giám đốc.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có quyền quyết định số lượng thành viên của Hội đồng thành viên nhưng không quá 05 người.
Trong đó có tối đa một (01) thành viên tham gia Ban Tổng Giám đốc điều hành Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Số lượng thành viên của Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Đang là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước thì có được làm thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng thành viên như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng thành viên
1. Thường trú tại Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải là công dân Việt Nam.
2. Tốt nghiệp đại học, có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải có kinh nghiệm ít nhất 03 năm kinh nghiệm về quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của MobiFone.
3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của MobiFone; Kiểm soát viên MobiFone.
4. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
5. Không đồng thời là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp thành viên.
6. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Không là Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên (Chủ tịch Tổng công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) đã từng bị cách chức tại MobiFone hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác trong những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 27 Điều lệ này.
...
Theo quy định thì thành viên Hội đồng thành viên không đồng thời là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp thành viên.
Như vậy, đang là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước thì không được làm thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Hội đồng thành viên có quyền quyết định giải thể văn phòng đại diện của Tổng công ty Viễn thông MobiFone hay không?
Căn cứ khoản 12 Điều 25 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ban hành kèm theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên như sau:
Quyền hạn, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên
...
9. Quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc MobiFone quyết định hợp đồng vay, cho vay, mua, bán tài sản trong phạm vi thẩm quyền được quy định tại Điều lệ này và các quy định của pháp luật.
10. Cử Người đại diện phần vốn góp của MobiFone tại doanh nghiệp khác; giao nhiệm vụ cho Người đại diện phần vốn góp của MobiFone để quyết định các vấn đề tại doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật và MobiFone.
11. Quyết định sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, xử lý các khoản lỗ, trích lập và sử dụng các quỹ.
12. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể văn phòng đại diện, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công ty con 100% vốn nhà nước sau khi đề nghị và được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt chủ trương.
13. Quyết định phê duyệt phương án tổ chức bộ máy giúp việc của MobiFone.
14. Ban hành Quy chế tài chính của MobiFone và các quy chế quản lý nội bộ của MobiFone.
15. Quyết định ban hành các quy trình, các định mức kinh tế, kỹ thuật, thang lương, bảng lương, đơn giá tiền lương, nâng ngạch, chuyển ngạch lương, chế độ trả lương đối với người lao động áp dụng trong MobiFone theo quy định của pháp luật.
16. Phê duyệt quy hoạch cán bộ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật của MobiFone.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng thành viên có quyền quyết định giải thể văn phòng đại diện của Tổng công ty Viễn thông MobiFone sau khi đề nghị và được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt chủ trương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?