Có được nộp phạt tại chỗ khi có hành vi chạy xe máy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h?
- Người điều khiển xe máy được phép chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu khi tham gia lưu thông trên đường?
- Lỗi vi phạm điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép từ 05 đến 10 km/h thì bị xử phạt như thế nào?
- Có được nộp phạt tại chỗ khi có hành vi chạy xe máy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h?
Người điều khiển xe máy được phép chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu khi tham gia lưu thông trên đường?
Căn cứ Điều 8 và Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa của người điều khiển xe máy như sau:
"Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe."
Theo đó, người điều khiển xe máy được phép chạy với tốc độ tối đa không quá 40km/h khi đang trong khu vực đông dân cư. Trường hợp chạy trên đường cao tốc thì tốc độ tối đa mà người điều khiển xe máy được phép là không quá 120km/h.
Có được nộp phạt tại chỗ khi có hành vi chạy xe máy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h? (Hình từ Internet)
Lỗi vi phạm điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép từ 05 đến 10 km/h thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước."
Đối với lỗi vi phạm vượt quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì mức phạt cho hành vi vi phạm này là từ 300.000 đồng - 400.000 đồng.
Có được nộp phạt tại chỗ khi có hành vi chạy xe máy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h?
Căn cứ theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
"Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
..."
Nếu như mức phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân thì được xử phạt không lập biên bản (xử phạt tại chỗ). Tuy nhiên, mức phạt cho lỗi vi phạm của bạn thấp nhất là từ 300.000 đồng nên bạn không thể nộp phạt tại chỗ được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?