Có được phép bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Có được phép bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Căn cứ Điều 9 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Theo quy định vừa nêu thì việc bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động là hành vi bị nghiêm cấm, không được phép thực hiện.
Có được phép bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động theo quy định pháp luật hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá như sau:
Hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định;
b) Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm;
c) Bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên hành vi sử dụng máy bán thuốc lá tự động để bán thuốc lá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần so với mức phạt tiền của cá nhân.
Biện pháp phạt bổ sung đối với hành vi bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động gồm những hình thức nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 23 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá như sau:
Hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này.
Như vậy, bên cạnh hình thức phạt chính là phạt tiền. Tổ chức, cá nhân có hành vi bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, gồm:
(1) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
(2) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?