Có được phép kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự đối với tài sản đang có tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu hay không?
Có được kê biên đối với tài sản đang có tranh chấp để thi hành án dân sự hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 về các biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Theo đó, kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho việc thi hành án trong đó cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi tẩu tán liên quan đến tài sản bị kê biên.
Căn cứ theo quy định tại điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:
Giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án
1. Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với đất đang có tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho người có tranh chấp để khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 30 ngày.
Trong trường hợp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ mà người có tranh chấp không tiến hành khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên tiến hành xử lý kê biên tài sản để thi hành án.
Có được phép kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án đối với tài sản đang có tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu hay không? (Hình từ Internet)
Có được phép kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án đối với tài sản đang có tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu hay không?
Bộ Tư pháp đã có Công văn 4967/BTP-TCTHADS năm 2014 nêu ý kiến hướng dẫn về khái niệm “tranh chấp” trong Điều 48 và Điều 75 Luật Thi hành án dân sự như sau:
Về nguyên tắc, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, trước khi kê biên tài sản, Chấp hành viên có trách nhiệm xác minh, làm rõ và chỉ kê biên tài sản để đảm bảo việc thi hành án khi có căn cứ xác định tài sản sẽ kê biên là của người phải thi hành án.
Vì vậy, “tranh chấp” trong 2 trường hợp trên được hiểu là tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu tài sản (quyền chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt theo quy định của Bộ luật Dân sự). Các tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu tài sản thì không có căn cứ để hoãn thi hành án.
Do đó, Chấp hành viên vẫn có thể tiến hành kê biên các tài sản đang có tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu để thi hành án.
Các loại tài sản nào không được phép kê biên để bảo đảm thi hành án?
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008, các loại tài sản không được kê biên gồm:
- Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng;
- Tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
- Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
+ Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
+ Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
+ Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
+ Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
+ Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
+ Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
- Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
+ Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
+ Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
+ Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?