Có được thả diều ở địa bàn giáp ranh sân bay không? Nếu không thì người vi phạm sẽ bị xử phạt thế nào?
Có được thả diều ở địa bàn giáp ranh sân bay không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 05/2021/NĐ-CP về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay
...
7. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; không thực hiện các hành vi gây nguy hại đến hoạt động hàng không (đốt rơm rạ, thả diều, chiếu đèn laser, đèn chiếu sáng công suất lớn...) cho toàn thể quần chúng nhân dân ở địa bàn giáp ranh cảng hàng không, sân bay.
Theo quy định trên, toàn thể quần chúng nhân dân sẽ không được thả diều ở địa bàn giáp ranh sân bay.
Thả diều (Hình từ Internet)
Người thả diều ở địa bàn giáp ranh sân bay sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 2, điểm a khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
Theo đó, người thả diều ở địa bàn giáp ranh sân bay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền xử phạt người thả diều ở địa bàn giáp ranh sân bay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội với mức phạt tiền tối đa là 4.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 8.000.000 đồng.
Người thả diều ở địa bàn giáp ranh sân bay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 2.000.000 đồng vfa bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá 8.000.000 đồng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người thả diều này.
Ngược lại, nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị vượt quá 8.000.000 đồng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt người thả diều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?