Có được thành lập 02 Ban Bảo vệ dân phố trong một phường do phường có tình hình an ninh trật tự không tốt hay không?
Có được thành lập 02 Ban Bảo vệ dân phố trong một phường do phường có tình hình an ninh trật tự không tốt hay không?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định về tổ chức của Bảo vệ dân phố như sau:
Tổ chức của Bảo vệ dân phố
1. Mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tuỳ vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.
2. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
3. Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức việc bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Ủy ban nhân dân phường quyết định công nhận các chức danh trên.
Căn cứ vào kết quả bầu cử của Ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, công nhận Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên, các Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên.
Do đó, theo quy định như trên, mỗi phường chỉ được phép thành lập một Ban Bảo vệ dân phố.
Vì vậy, trong trường hợp phường của anh đã có Ban Bảo vệ dân phố thì sẽ không thể thành lập thêm Ban Bảo vệ dân phố nữa.
Có được thành lập 02 Ban Bảo vệ dân phố trong một phường do phường có tình hình an ninh trật tự không tốt hay không? (Hình từ Internet)
Tần suất Ban Bảo vệ dân phố tổ chức họp để kiểm điểm công tác đã làm là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố
Lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố
1. Trưởng Ban Bảo vệ dân phố chịu trách nhiệm quản lý tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, thường xuyên báo cáo tình hình kết quả thực hiện các mặt công tác của Bảo vệ dân phố với Ủy ban nhân dân phường và Công an phường
a) Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giúp việc Trưởng ban và thực hiện phần việc được phân công, thay thế Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban khi được Trưởng ban uỷ quyền
b) Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng ban, Phó trưởng Ban Bảo vệ dân phố và có trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác của Bảo vệ dân phố ở cụm dân cư do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự do Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giao
2. Hàng tháng Ban Bảo vệ dân phố họp 1 lần (trừ đột xuất) để kiểm điểm công tác đã làm và bàn chương trình công tác tháng tới
3. Trong khi làm nhiệm vụ Bảo vệ dân phố phải đeo băng chức danh, biển hiệu theo quy định.
Như vậy, hàng tháng Ban Bảo vệ dân phố họp 1 lần (trừ đột xuất) để kiểm điểm công tác đã làm và bàn chương trình công tác tháng tới.
Ngoài ra, căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 6 Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC về vấn đề lề lối làm việc khi thực hiện cần chú ý:
- Hàng tháng các tổ trưởng tổ Bảo vệ dân phố phải tập hợp tình hình công tác an ninh trật tự và hoạt động của tổ Bảo vệ dân phố để báo cáo Ban Bảo vệ dân phố biết, cho ý kiến chỉ đạo.
- Hàng tuần tổ Bảo vệ dân phố tổ chức họp để đánh giá kết quả và triển khai công tác giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực có sự tham gia của cấp ủy, ban điều hành cụm dân cư, Cảnh sát khu vực để cùng phối hợp thực hiện.
- Hàng ngày Ban Bảo vệ dân phố và tổ Bảo vệ dân phố phải bố trí người có mặt tại địa điểm làm việc để thường trực giải quyết công việc theo quy định.
Điều kiện, tiêu chuẩn của Bảo vệ dân phố là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 38/2006/NĐ-CP thì điều kiện, tiêu chuẩn của Bảo vệ dân phố như sau:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.
- Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.
- Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
- Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?