Có được trồng cây trên vỉa hè hay không? Nếu không thì hành vi trồng cây trên vỉa hè sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Tôi định trồng cây ở vỉa hè phía trước nhà tôi, tôi muốn biết có được trồng cây trên vỉa hè hay không? Nếu không thì hành vi trồng cây trên vỉa hè sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Trường hợp cây trồng gây ra thiệt hại cho người khác thì ai chịu bồi thường thiệt hại?

Trồng cây trên vỉa hè

Trồng cây trên vỉa hè (Hình từ Internet)

Có được trồng cây trên vỉa hè hay không?

Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo quy định này, chúng ta chỉ được trồng cây trong khuôn viên đất của mình và theo ranh giới đã được xác định.

Nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đồng thời, chúng ta sẽ chỉ được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới thửa đất.

Hành vi trồng cây trên vỉa hè sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Về xử phạt vi phạm hành chính, hành vi trồng cây trên vỉa hè sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 2 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 54. Vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
..
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;
b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
…”.

Như vậy, chúng ta chỉ được trồng cây trong phạm vi phần quyền sử dụng đất của mình.

Nếu trồng cây trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng theo quy định trên.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Trường hợp cây trồng gây ra thiệt hại cho người khác thì ai chịu bồi thường thiệt hại?

Lưu ý, trong trường hợp cây trồng gây ra thiệt hại cho người khác, thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm do cây cối gây ra sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 584, 589, 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
Xử phạt hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xử lý hành vi đăng hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác theo quy định mới nhất là bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Chồng ký giấy cam kết không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình thì cần ra công an xác thực không? Nếu vi phạm có bị xử phạt hành chính hay bị phạt tù không?
Pháp luật
Người có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển công tác thì có cần ra quyết định kết thúc giao quyền cho cấp phó được ra quyết định xử phạt không?
Pháp luật
Đọc trộm tin nhắn có phải là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư? Đọc trộm tin nhắn người khác có bị đi tù hay không?
Pháp luật
Trường hợp khai sai tên hàng và mã số thuế cho lần nhập khẩu đầu tiên có bị xử phạt hành chính hay không?
Pháp luật
Có được trồng cây trên vỉa hè hay không? Nếu không thì hành vi trồng cây trên vỉa hè sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Có được xem lại hình ảnh phạm lỗi khi bị CSGT xử phạt hành chính? Khiếu nại về quyết định xử phạt hành chính?
Pháp luật
Người mẫu tạo dáng nguy hiểm trên mô tô phân khối lớn khi đang chạy thì bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tịch thu xe không?
Pháp luật
Từ ngày 01/9/2022, hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa xét xử có thể bị xử phạt lên đến 500.000 đồng?
Pháp luật
Báo cáo thống kê là gì và chế độ báo cáo thống kê được pháp luật quy định ra sao? Không gửi báo cáo thống kê thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt hành chính
12,199 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào