Có được tự ý sửa nhà chung cư làm thay đổi kết cấu chịu lực của chung cư hay không? Thủ tục xin giấy phép sửa nhà chung cư gồm những bước nào?
Có được tự ý sửa nhà chung cư làm thay đổi kết cấu chịu lực của chung cư hay không?
Việc sửa chữa chung cư tùy thuộc vào nhu cầu của chủ sở hữu cũng như hiện trạng của nhà chung cư. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu nhà chung cư phải thực hiện thủ tục xin cấp phép trước khi tiến hành sửa nhà chung cư.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 đã nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
5. Chiếm dụng diện tích nhà chung cư trái với pháp luật; lấn chiếm các không gian và phần thuộc về sở hữu chung hoặc của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi thiết kế hoặc kết cấu chịu lực của phần sở hữu riêng trong căn hộ chung cư.
...
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 87 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rằng, việc cải tạo nhà ở phải được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật xây dựng. Trong trường hợp pháp luật quy định lập dự án để cải tạo nhà ở thì phải thực hiện theo đúng như dự án đã được phê duyệt.
Như vậy, chủ nhà sẽ không được tự ý sửa chữa hay làm thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thiết kế phần thuộc sở hữu riêng trong nhà chung cư.
Chủ nhà sửa nhà chung cư làm thay đổi kết cấu chịu lực có phải xin phép hay không? (Hình từ Internet)
Việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi trong phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng được quy định như thế nào?
Theo Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD được thay thế Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD cũng đã nêu rõ như sau:
- Trường hợp căn hộ hoặc phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng có hư hỏng thì chủ sở hữu hoặc người sử dụng được quyền sửa chữa, thay thế nhưng không được làm hư hỏng phần sở hữu chung và ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác.
- Trường hợp thay thế, sửa chữa hoặc lắp đặt thiết bị thêm thì phải bảo đảm không làm thay đổi, biến dạng hoặc làm hư hỏng kết cấu của nhà chung cư.
- Trường hợp có hư hỏng các thiết bị thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung gắn liền với căn hộ, phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng thì việc thay thế, sửa chữa phải được thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành nhưng không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của chủ sở hữu khác. Chủ sở hữu phải thông báo cho Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành để kịp thời sửa chữa, thay thế khi có hư hỏng và phải tạo Điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công khi sửa chữa các hư hỏng này.
- Trường hợp nhà chung cư có khu văn phòng, dịch vụ, thương mại mà có hư hỏng các thiết bị thuộc phần sử dụng chung của nhà chung cư thì chủ sở hữu khu chức năng này phải thực hiện sửa chữa, thay thế theo quy định của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
- Trường hợp vận chuyển các thiết bị, đồ dùng trong nhà chung cư hoặc vận chuyển vật liệu khi sửa chữa các hư hỏng thì phải thông báo cho Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư và chỉ được thực hiện trong thời gian từ 8 giờ sáng tới 18 giờ chiều hàng ngày để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà chung cư.
- Các quy định khác: do hội nghị nhà chung cư quy định thêm cho phù hợp với từng nhà chung cư.
Thủ tục xin giấy phép sửa nhà chung cư gồm những bước nào?
Để xin giấy phép sửa chữa chung cư, chủ sở hữu chung cư hoặc người sử dụng chung cư thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng.
Theo đó, thủ tục xin giấy phép xây dựng sửa nhà chung cư gồm 3 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Người xin cấp Giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp 02 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2: Cơ quan cấp giấy phép tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ
Trong thời hạn 07 kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
Nếu hồ đáp ứng điều kiện: Ghi giấy biên nhận;
Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện: Hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.
Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xác định hồ sơ còn thiếu, hồ sơ không đúng quy định hoặc không đúng thực tế để thông báo 01 lần bằng văn bản cho người xin Giấy phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày sau khi có văn bản thông báo, cơ quan cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho người xin Giấy phép tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Người xin cấp Giấy phép bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Nếu sau khi bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được điều kiện thì trong 03 ngày, cơ quan cấp giấy phép thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Bước 3: Cấp Giấy phép xây dựng
Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến trả lời bằng văn bản. Nếu các cơ quan trên không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc quản lý của mình. Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong 15 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?