Có được tự ý thôi làm thành viên hợp danh của văn phòng công chứng tư nhân hay không? Cần đáp ứng điều kiện gì?
- Có được tự ý thôi làm thành viên hợp danh của văn phòng công chứng tư nhân hay không?
- Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì văn phòng công chứng tư nhân có phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hay không?
- Văn phòng công chứng tư nhân không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung danh sách công chứng viên hợp danh thì bị xử phạt như thế nào?
Có được tự ý thôi làm thành viên hợp danh của văn phòng công chứng tư nhân hay không?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như sau:
"Điều 18. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh và tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng
1. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên trong Văn phòng công chứng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng cá nhân theo quy định của Luật Công chứng;
b) Các trường hợp khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp liên quan đến công ty hợp danh.
2. Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản. Công chứng viên phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh chậm nhất là 06 tháng trước ngày dự kiến chấm dứt. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, người đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm b khoản này thì việc chấm dứt được áp dụng theo quy định tại Điều 185 của Luật Doanh nghiệp.
3. Việc tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Công chứng và Điều 186 của Luật Doanh nghiệp."
Theo đó trường hợp công chứng viên có nguyện vọng thôi là thành viên hợp danh tại văn phòng công chứng tư nhân thì phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản, chứ không thể tự ý chấm dứt tư cách thành viên của mình.
Có được tự ý thôi làm thành viên hợp danh của văn phòng công chứng tư nhân hay không? Cần đáp ứng điều kiện gì?
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì văn phòng công chứng tư nhân có phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Công chứng 2014 (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:
Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
...
1. Khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.”
Theo đó khoản 3 Điều 23 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 23. Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
...
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có)."
Như vậy đối với việc có công chứng viên thôi làm thành viên hợp danh thì văn phòng công chứng tư nhân phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động.
Văn phòng công chứng tư nhân không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung danh sách công chứng viên hợp danh thì bị xử phạt như thế nào?
Về hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b) Không đăng ký nội dung thay đổi về tên gọi của văn phòng công chứng hoặc họ tên trưởng văn phòng công chứng hoặc địa chỉ trụ sở hoặc danh sách công chứng viên hợp danh hoặc danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng công chứng;
..."
Như vậy trường hợp văn phòng công chứng tư nhân không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung danh sách công chứng viên hợp danh thì có thể bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Lưu ý: Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?