Có được ưu tiên tiếp nhận công chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc là người dân tộc thiểu số không?
Công chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc để được tiếp nhận cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tiếp nhận công chức, viên chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 430/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Điều kiện tiếp nhận
1. Có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tiếp nhận;
2. Có thời gian công tác và giữ ngạch công chức hoặc viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang từ đủ 05 (năm) năm trở lên, trong đó có 03 (ba) năm liên tục gần nhất được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
3. Còn thời gian công tác đủ từ 05 (năm) năm trở lên tính đến khi nghỉ hưu theo quy định;
4. Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của ngạch công chức, viên chức của đơn vị cần tiếp nhận;
5. Cam kết làm việc lâu dài tại Ủy ban Dân tộc;
6. Có đủ sức khỏe để đảm nhận công tác;
7. Không trong thời gian xem xét kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, công chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tiếp nhận;
- Có thời gian công tác và giữ ngạch công chức hoặc viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang từ đủ 05 (năm) năm trở lên, trong đó có 03 (ba) năm liên tục gần nhất được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Còn thời gian công tác đủ từ 05 (năm) năm trở lên tính đến khi nghỉ hưu theo quy định;
- Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của ngạch công chức, viên chức của đơn vị cần tiếp nhận;
- Cam kết làm việc lâu dài tại Ủy ban Dân tộc;
- Có đủ sức khỏe để đảm nhận công tác;
- Không trong thời gian xem xét kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Công chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Có được ưu tiên tiếp nhận công chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc là người dân tộc thiểu số không?
Theo quy định khoản 4 Điều 3 Quy chế tiếp nhận công chức, viên chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 430/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc tiếp nhận
1. Bảo đảm đúng quy định, khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch;
2. Đơn vị có nhu cầu tiếp nhận phải còn chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao chưa sử dụng.
3. Người được tiếp nhận phải có năng lực, trình độ, chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm và đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điều 4 của Quy chế này.
4. Ưu tiên tiếp nhận người dân tộc thiểu số (đặc biệt là dân tộc rất ít người), công chức, viên chức tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc; có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Theo đó, ưu tiên tiếp nhận công chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc là người dân tộc thiểu số (đặc biệt là dân tộc rất ít người).
Trình tự thủ tục tiếp nhận công chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tiếp nhận công chức, viên chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 430/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục tiếp nhận công chức, viên chức vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc
1. Công chức, viên chức có nguyện vọng xin chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc gửi hồ sơ đến đơn vị có nhu cầu tiếp nhận, gồm có:
a) Đơn xin chuyển công tác có ý kiến của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công chức, viên chức;
b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác (công chức theo mẫu SYLL cán bộ, công chức 2C-BNV/2008 của Bộ Nội vụ; viên chức theo mẫu quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ);
c) Văn bản nhận xét, đánh giá công chức, viên chức về phẩm chất đạo đức, năng lực của cơ quan trực tiếp sử dụng công chức, viên chức tính đến thời điểm công chức, viên chức nộp đơn xin chuyển công tác;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do đơn vị y tế cấp (còn trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin chuyển công tác);
đ) Bản sao các loại giấy tờ: Quyết định tuyển dụng và quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức của cơ quan có thẩm quyền; quyết định nâng bậc lương hiện hưởng và quyết định nâng bậc lương kỳ trước liền kề; các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; sổ bảo hiểm xã hội; giấy khai sinh, giấy tờ ưu tiên (nếu có) và các giấy tờ khác có liên quan.
2. Sau khi nhận đủ hồ sơ quy định theo khoản 1 Điều này và các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy chế này, Thủ trưởng vụ, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận chủ trì họp liên tịch giữa chi ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị và công đoàn xem xét hồ sơ và khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn để đề xuất tiếp nhận và trình lãnh đạo Ủy ban phụ trách đơn vị cho ý kiến.
Tờ trình gồm các nội dung sau:
- Báo cáo tình hình sử dụng biên chế công chức, viên chức được giao tính đến thời điểm đề nghị tiếp nhận; dự kiến vị trí việc làm còn thiếu, cần bổ sung;
- Vị trí việc làm cần tiếp nhận: yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, sức khỏe và kinh nghiệm công tác;
- Trích ngang lý lịch của công chức, viên chức, trình độ chuyên môn được đào tạo; quá trình và kinh nghiệm công tác của công chức, viên chức đề nghị tiếp nhận.
...
Như vậy, trình tự thủ tục tiếp nhận công chức chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo như quy định trên.
Tải về mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?