Có được ủy quyền cho người khác tố cáo không? Trình tự thực hiện tố cáo ra sao? Và thời gian giải quyết tố cáo như thế nào?
Có được ủy quyền để tố cáo không?
Căn cứ theo quy định Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
"Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra."
Và căn cứ quy định Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định về hình thức tố cáo
"Điều 22. Hình thức tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền."
Cho nên, Căn cứ theo quy định trên thì người tố cáo phải chịu trách nhiệm, về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ, vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, người tố cáo không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo, mà phải thực hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Ủy quyền cho người khác tố cáo
Trình tự tố cáo ra được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 28 Luật Tố cáo 2018 quy định về trình tự giải quyết tố cáo như sau:
"Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo."
Cho nên, khi bạn tố cáo thì bạn sẽ có 4 bước: Thứ nhất là thụ lý tố cáo, thứ hai là cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh nội dung tố cáo của bạn, thứ ba sẽ kết luận nội dung tố cáo của bạn, thứ tư là cơ quan có thẩm quyền sẽ kết luận về nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Và thời gian giải quyết tố cáo của tôi sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 30 Luật Tố cáo 2018 quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
"Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Cho nên, căn cứ theo quy định trên thì thời gian giải quyết tố cáo của bạn là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
Ngoài ra sẽ có các trường hợp đặc biệt phức tạp thì cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn giải quyết tố cáo, nhưng không quá 30 ngày.
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo quy định về thời hạn giải quyết tố cáo
"2. Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
b) Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;
c) Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
d) Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
đ) Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
e) Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
g) Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
3. Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 Điều này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?