Có được xem là tai nạn lao động khi người lao động trên đường đi làm bị tai nạn nhưng trong người có nồng độ cồn không?

Trường hợp sau đây có được xem là tai nạn lao động hay không? NLĐ trên đường đến công ty làm việc ca đêm (ca đêm bắt đầu từ 22h - 6h sáng hôm sau) bị xảy ra tai nạn giao thông lúc 9h57p tuyến đường hợp lý nhưng khi nhập viện xét nghiệm NLĐ này có nồng độ cồn.

Có được xem là tai nạn lao động khi người lao động trên đường đi làm bị tai nạn nhưng trong người có nồng độ cồn không?

Người lao động trên đường đi làm bị tai nạn nhưng trong người có nồng độ cồn có được xem là tai nạn lao động không, thì căn cứ Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Do đó, đối với trường hợp trên của chị cung cấp thì bản chất người lao động này là trên đường tới chỗ làm, hơn nữa bên cơ quan kết luận có nồng độ cồn.

Đối chiếu quy định trên thì khi rơi vào trường hợp là do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật sẽ không được chi trả quyền lợi nêu trên.

Tuy nhiên, tham khảo điểm c khoản 6 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH đã hết hiệu lực quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ TNLĐ: “Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy…..”

Mặt khác, bị tai nạn giao thông trên đường đi làm và có uống rượu bia khi lái xe, nồng độ cồn cao, như vậy đã vi phạm khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Tại khoản 5 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định

Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
....
5. Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.
Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;
b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;
c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.

Vậy người lao động trên đường đi làm bị tai nạn sẽ phải cung cấp một trong các giấy tờ trên.

Mà trường hợp có nồng độ cồn trong người mà điều khiển phương tiện giao thông là vi phạm pháp luật nên không có đủ căn cứ để xác định là tai nạn lao động. Trường hợp này nên liên hệ cơ quan có thẩm quyền để tham khảo thêm thông tin chi tiết.

Có được xem là tai nạn lao động khi người lao động trên đường đi làm có nồng độ cồn

Có được xem là tai nạn lao động khi người lao động trên đường đi làm có nồng độ cồn (Hình từ Internet)

Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi đã điều trị ổn định do tai nạn lao động không?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
...
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
...

Như vậy, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi đã điều trị ổn định do tai nạn lao động.

Sau khi người lao động điều trị ổn định do bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp không?

Theo khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
...

Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Nếu người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động;
b) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
...

Như vậy, người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Lưu ý, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Pháp luật
Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động? Người lao động có quyền về an toàn vệ sinh lao động thế nào?
Pháp luật
Có được xem là tai nạn lao động khi người lao động trên đường đi làm bị tai nạn nhưng trong người có nồng độ cồn không?
Pháp luật
Công văn 30130 về báo cáo tình hình tai nạn lao động, công tác ATVSLĐ năm 2024 tại TPHCM thế nào?
Pháp luật
Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
Pháp luật
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Pháp luật
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định với những trường hợp nào theo Nghị định 143/2024?
Pháp luật
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được sử dụng như thế nào theo Nghị định 143/2024? Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Pháp luật
Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Pháp luật
Công ty cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động quay trở lại làm việc sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,107 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào