Có được xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng phương thức đấu giá khi không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định của pháp luật có được xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng phương thức đấu giá hay không? Câu hỏi của anh T.N.U đến từ Bình Dương.

Bên thế chấp có phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho bên nhận thế chấp hay không?

Dự án đầu tư

Bên thế chấp có phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho bên nhận thế chấp hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại khoản 5 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:

Nghĩa vụ của bên thế chấp
1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Như vậy, Bên thế chấp phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho bên nhận thế chấp.

Chủ đầu tư thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 147 Luật Nhà ở 2014 về thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai như sau:

Theo đó, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó;

trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.

Ngoài ra, việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.

Tổ chức tín dụng có được xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng phương thức đấu giá khi không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản hay không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:

Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Đồng thời, theo quy định của khoản 2 Điều 149 Luật Nhà ở 2014 về xử lý tài sản nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp như sau:

Xử lý tài sản nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp
1. Việc xử lý tài sản thế chấp là nhà ở bao gồm cả xử lý thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.
2. Việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng dự án phải có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật này và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Như vậy, không phải trong tất cả các trường hợp các bên đều được quyền tự thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì tài sản thế chấp sẽ được đem ra bán đấu giá.

Trong một số trường hợp cụ thể, việc xử lý tài sản thế chấp phải tuân thủ đúng phương thức mà pháp luật chuyên ngành đã quy định.

Việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.

Dự án đầu tư xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
Pháp luật
Hướng dẫn phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định 15? Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc nào?
Pháp luật
Dự án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua đâu ở giai đoạn chuẩn bị theo quy định Luật Xây dựng?
Pháp luật
Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để bán có được phép sử dụng đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án hay không?
Pháp luật
Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
Pháp luật
Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có phải xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội theo quy hoạch đã được phê duyệt không?
Pháp luật
Chủ đầu tư có được sử dụng tư cách pháp nhân của mình để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng không?
Pháp luật
Đất dự án là gì? Điều kiện để chủ đầu tư mở bán đất dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở như thế nào?
Pháp luật
Đất của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN công nghệ cao có phải nộp tiền thuê đất không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư xây dựng
1,582 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án đầu tư xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự án đầu tư xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào