Có được xử lý vi phạm bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bằng cách thu hồi trước hạn toàn bộ số tiền cho vay đã giải ngân?
- Có được xử lý vi phạm bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bằng cách thu hồi trước hạn toàn bộ số tiền cho vay đã giải ngân?
- Bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
- Việc bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua hình thức nào?
Có được xử lý vi phạm bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bằng cách thu hồi trước hạn toàn bộ số tiền cho vay đã giải ngân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 139/2015/TT-BTC về xử lý vi phạm đối với Bên bảo đảm như sau:
Xử lý vi phạm đối với Bên bảo đảm
Trường hợp Bên bảo đảm không thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo một hoặc nhiều biện pháp như sau:
1. Tạm ngừng việc giải ngân đối với khoản vay đang rút vốn.
2. Thu hồi trước hạn toàn bộ số tiền cho vay đã giải ngân.
3. Không phê duyệt khoản vay mới cho Bên bảo đảm vi phạm.
4. Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, khi Bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ không thực hiện đúng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư 139/2015/TT-BTC thì Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo một hoặc nhiều biện pháp như sau:
- Tạm ngừng việc giải ngân đối với khoản vay đang rút vốn.
- Thu hồi trước hạn toàn bộ số tiền cho vay đã giải ngân.
- Không phê duyệt khoản vay mới cho Bên bảo đảm vi phạm.
- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì được phép xử lý vi phạm Bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bằng cách thu hồi trước hạn toàn bộ số tiền cho vay đã giải ngân.
Có được xử lý vi phạm bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bằng cách thu hồi trước hạn toàn bộ số tiền cho vay đã giải ngân? (Hình từ Internet)
Bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 139/2015/TT-BTC thì Bên bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có trách nhiệm:
- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng dịch vụ quy định tại Thông tư 139/2015/TT-BTC.
- Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ tài sản bảo đảm theo quy định tại pháp luật về kế toán và báo cáo Bộ Tài chính, Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc Cơ quan cho vay lại về kết quả đánh giá, kiểm kê.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc Cơ quan cho vay lại thực hiện các thủ tục có liên quan tới việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp phải xử lý để thu hồi nợ đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
- Thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bảo đảm tiền vay trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm, kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm.
- Mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình tài sản bảo đảm cho Bên nhận bảo đảm và tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư 139/2015/TT-BTC.
- Sử dụng tài sản hình thành từ khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ đúng mục đích.
Việc bảo đảm khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm
1. Việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với 100% giá trị khoản vay lại.
2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên bảo đảm hoặc Cơ quan cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
...
Như vậy, việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với 100% giá trị khoản vay lại.
Lưu ý: Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?