CO form EUR 1 trong EVFTA là gì? Mẫu CO form EUR 1 của Việt Nam trong EVFTA? Danh mục cơ quan, tổ chức cấp CO form EUR 1?
CO form EUR 1 trong EVFTA là gì? Mẫu CO form EUR 1 của Việt Nam trong EVFTA?
CO form EUR 1 trong EVFTA (Giấy chứng nhận xuất xứ form EUR 1) hay CO mẫu EUR 1 là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Mẫu CO form EUR 1 - Giấy chứng nhận xuất xứ form EUR 1 (CO mẫu EUR 1) của Việt Nam trong EVFTA được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BCT:
Tải về Mẫu CO form EUR 1 của Việt Nam trong EVFTA
CO form EUR 1 trong EVFTA là gì? Mẫu CO form EUR 1 của Việt Nam trong EVFTA? Danh mục cơ quan, tổ chức cấp CO form EUR 1? (Hình từ Internet)
Quy định về khai báo CO form EUR 1?
Quy định về khai báo CO form EUR 1 của Việt Nam được quy định tại Điều 20 Thông tư 11/2020/TT-BCT, cụ thể như sau:
(1) Mẫu C/O mẫu EUR.1 được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BCT.
(2) CO không được tẩy xoá hoặc viết chữ đè lên chữ khác.
Việc sửa đổi được thực hiện bằng cách xoá thông tin sai và bổ sung thông tin đúng.
Việc sửa đổi đi kèm chữ ký tắt của người hoàn thiện CO và được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền.
(3) CO không để khoảng trống giữa các mục và phải đánh số thứ tự mỗi mục.
Ngay dưới mục cuối cùng phải gạch ngang.
Khoảng trống không sử dụng phải được gạch chéo để tránh việc bổ sung thông tin sau này.
(4) Hàng hóa được mô tả theo thông lệ thương mại và có đủ thông tin chi tiết để xác định được hàng hóa
Danh mục cơ quan, tổ chức cấp CO form EUR 1 của Việt Nam trong EVFTA?
Danh mục cơ quan, tổ chức cấp CO form EUR 1 của Việt Nam trong EVFTA được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BCT, cụ thể như sau:
STT | Tên cơ quan, tổ chức cấp C/O | Mã số |
1 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội | 01 |
2 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh | 02 |
3 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng | 03 |
4 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai | 04 |
5 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương | 06 |
6 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu | 07 |
7 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn | 08 |
8 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh | 09 |
9 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai | 71 |
10 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình | 72 |
11 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hoá | 73 |
12 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An | 74 |
13 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang | 75 |
14 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ | 76 |
15 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương | 77 |
16 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên | 78 |
17 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hoà | 80 |
18 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh | 85 |
19 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình | 86 |
Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA?
Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA được quy định tại Điều 19 Thông tư 11/2020/TT-BCT, cụ thể như sau:
(1) Hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
(i) C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
(ii) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
(iii) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng điểm a và điểm b khoản này.
(2) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
(i) C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
(ii) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
(iii) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương.
(iv) Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm c khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam thông báo tới Liên minh châu Âu.
Lưu ý: Trong trường hợp áp dụng Điều 29 Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi EVFTA mà không cần nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?