CO form VC có hiệu lực bao lâu? Được miễn nộp CO form VC trong trường hợp nào? Danh mục các tổ chức cấp CO?
CO form VC có hiệu lực bao lâu?
Hiệu lực của CO form VC được quy định tại Điều 9 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT như sau:
Hiệu lực của C/O
C/O có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp C/O.
Theo đó, CO form VC (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu VC) có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp.
Một vài lưu ý về CO form VC theo Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê:
- CO form VC phải làm trên giấy màu trắng, bằng tiếng Anh.
- Đối với Chi Lê, một bộ CO form VC bao gồm một bản gốc. Đối với Việt Nam, bao gồm một bản gốc và hai bản sao các-bon.
- Mỗi CO form VC mang một số tham chiếu riêng của Tổ chức cấp C/O.
- Chữ ký của người có thẩm quyền trên CO form VC phải được ký bằng tay.
- Con dấu của Tổ chức cấp C/O trên CO form VC có thể đóng bằng tay hoặc in điện tử.
- Để kiểm tra CO form VC, các Nước thành viên sẽ đăng lên mạng Internet một số thông tin cơ bản của C/O do Nước thành viên xuất khẩu cấp như số tham chiếu, mã HS, mô tả hàng hóa, ngày cấp, số lượng và tên người xuất khẩu.
- Bản gốc của CO form VC do Người xuất khẩu gửi cho Người nhập khẩu để nộp cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu. Trong trường hợp của Việt Nam, người xuất khẩu và Tổ chức cấp C/O phải lưu các bản sao CO form VC.
TẢI VỀ Mẫu CO form VC của Việt Nam.
CO form VC có hiệu lực bao lâu? (Hình từ Internet)
Được miễn nộp CO form VC trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 10 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT có quy định về việc miễn nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O như sau:
Miễn nộp C/O
1. Hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá hai trăm (200) đô la Mỹ được miễn nộp C/O (Mẫu VC).
2. Việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu mà cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu không yêu cầu phải xuất trình C/O sẽ được thực hiện với điều kiện việc nhập khẩu này không tạo thành một phần của một hoặc nhiều lô hàng nhập khẩu nhằm tránh các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của phụ lục này.
Như vậy, theo quy định trên thì được miễn nộp CO form VC trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá hai trăm (200) đô la Mỹ.
Lưu ý: Việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu mà cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu không yêu cầu phải xuất trình C/O sẽ được thực hiện với điều kiện việc nhập khẩu này không tạo thành một phần của một hoặc nhiều lô hàng nhập khẩu nhằm tránh các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của phụ lục này.
Danh mục các tổ chức có thẩm quyền cấp CO form VC tại Việt Nam?
Danh mục các tổ chức có thẩm quyền cấp CO form VC tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT:
STT | Tên đơn vị | Mã số |
1 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội | 01 |
2 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh | 02 |
3 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng | 03 |
4 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai | 04 |
5 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng | 05 |
6 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương | 06 |
7 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu | 07 |
8 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn | 08 |
9 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh | 09 |
10 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai | 71 |
11 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình | 72 |
12 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa | 73 |
13 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An | 74 |
14 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang | 75 |
15 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ | 76 |
16 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương | 77 |
17 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên | 78 |
18 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa | 80 |
Và theo Điều 21 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT thì các Tổ chức cấp C/O nêu trên có nghĩa vụ phải tiến hành việc kiểm tra thích hợp sau khi nhận được Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu VC) để đảm bảo:
- Đơn đề nghị cấp C/O và C/O (Mẫu VC) phải được khai theo mẫu quy định và được người xuất khẩu ký;
- Xuất xứ hàng hóa phù hợp với các quy định của Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê;
- Các lời khai khác trên C/O (Mẫu VC) phù hợp với chứng từ chứng minh được nộp;
- C/O (Mẫu VC) được Tổ chức cấp C/O ký;
- Mô tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng hóa, nhãn hiệu và số kiện hàng, số lượng và loại kiện hàng, như quy định, phù hợp với sản phẩm xuất khẩu; và
- Nhiều mặt hàng khác nhau được phép kê khai trên cùng một C/O (Mẫu VC) với điều kiện mỗi mặt hàng thỏa mãn tiêu chí xuất xứ tương ứng riêng của mặt hàng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?