Có giới hạn độ tuổi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hay không theo quy định?
Có giới hạn độ tuổi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không?
Căn cứ Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:
1. Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã;
...
Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến 70 tuổi nếu có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đối với trường hợp công dân trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã.
Như vậy, có thể thấy đối tượng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cần đáp ứng điều kiện trong độ tuổi quy định.
Lưu ý: Bên cạnh yêu cầu về độ tuổi, công dân tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cần phải bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
(1) Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính.
Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;
(2) Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học;
(3) Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
(4) Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo yêu cầu của ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hỗ trợ lực lượng dân phòng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn phụ trách hoặc địa bàn khác khi được điều động theo yêu cầu, hướng dẫn, phân công của Công an cấp xã.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở khu vực nào?
Việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, cụ thể như sau:
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật này.
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
- Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?