Có hình thức xử lý thi hài nào khác được quy định ngoài mai táng? Có được xây diện tích phần mộ của thi hài 10m2 hay không?
Có hình thức xử lý thi hài nào khác được quy định ngoài mai táng?
Được phép xử lý thi hài theo phong tục tập quán ở địa phương hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định các hình thức lưu giữ thi thể người chết bao gồm: Mai táng, hỏa táng và các hình thức táng khác.
...
3. Các hình thức táng người chết bao gồm: Mai táng, hỏa táng và các hình thức táng khác.
4. Táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết.
5. Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.
6. Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn.
7. Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng.
8. Cải táng là việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.
9. Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng hoặc lưu tro cốt sau khi hỏa táng.
10. Hỏa táng (bao gồm cả điện táng) là thực hiện việc thiêu thi hài hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.
Theo đó, ngoài hình thức mai táng thì theo quy định được xử lý thi hài của người chết dưới những hình thức sau đây:
+ Táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết.
+ Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.
+ Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn.
+ Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng.
+ Cải táng là việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.
+ Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng hoặc lưu tro cốt sau khi hỏa táng.
+ Hỏa táng (bao gồm cả điện táng) là thực hiện việc thiêu thi hài hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.
Được phép xử lý thi hài theo phong tục tập quán ở địa phương hay không?
Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa tập quán như sau:
Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Theo Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng cần đảm bảo các nguyên tắc như sau:
Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
2. Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
3. Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
4. Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
6. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
7. Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
8. Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.
9. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
10. Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
Theo đó, khoản 5 Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định việc xử lý thi hài người chết phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật cho phép xử lý thi hài của người chết theo phong tục tập quán ở địa phương nhưng đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
Có được xây diện tích phần mộ cá nhân của thi hài 10m2 hay không?
Theo Điều 4 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân như sau:
Quy định diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân
1. Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 05 m2.
2. Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 03 m2.
Theo đó, quy định mức diện tích đất cho phần mộ cá nhân của thi hài không được vượt quá mức như sau:
+ Đối với diện tích đất cho phần mộ cá nhân của thi hài được hung táng và chôn cất một lần là tối đa không quá 05 m2.
+ Đối với diện tích đẩ cho phần mộ cá nhân của thi hài được cát táng là tối đa không quá 3m2.
Như vậy, trong trường hợp của bạn không được phép xây dụng diện tích phần mộ cá nhân của thi hài 10m2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?