Có mấy phương pháp chấm điểm việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển? Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển có nội dung gì?
Có mấy phương pháp chấm điểm việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định như sau:
Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển căn cứ phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Phương pháp chấm điểm được xây dựng trên các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển cần căn cứ vào phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển.
Do đó, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển cần căn cứ vào 02 phương pháp đó là:
- Chấm điểm theo thang điểm 100;
- Chấm điểm theo thang điểm 1000.
Có mấy phương pháp chấm điểm việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển? Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển có nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định như sau:
Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Năng lực, kinh nghiệm về tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự.
Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%;
- Phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án và cam kết thực hiện dự án;
- Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư có được tiết lộ nội dung hồ sơ dự sơ tuyển không?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 10 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP
1. Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP đối với dự án có yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
2. Phê duyệt dự án PPP khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
3. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án PPP gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
4. Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà đầu tư đối với dự án do mình làm bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
b) Tham gia lập đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với cùng một dự án;
c) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng mà trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu đối với dự án do bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột đứng tên tham dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư tham dự thầu;
d) Đứng tên tham dự thầu dự án do cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày không làm việc tại cơ quan, tổ chức đó.
5. Tiết lộ, tiếp nhận tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà đầu tư:
a) Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định, trừ trường hợp dự án phải tổ chức khảo sát thị trường, tham vấn trước nhà đầu tư để lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
b) Nội dung hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;
c) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được xác định chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trong hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ nghiêm cấm hành vi tiết lộ nội dung hồ sơ dự sơ tuyển trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định.
Xem thêm: Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi trong dự án PPP được quy định như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp?
- Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán được quy định ra sao? Nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán như thế nào?
- Thời gian kiểm tra kế toán vượt quá 10 ngày không? Việc kiểm tra kế toán được thực hiện khi nào?
- Mẫu Kế hoạch giám sát chuyên đề đối với đảng viên của chi bộ? Giám sát chuyên đề có phải thực hiện thẩm tra, xác minh?
- Mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Tải về mẫu bản tự bảo vệ?