Có miễn nghĩa vụ quân sự đối với con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam hay không?
- Có miễn nghĩa vụ quân sự đối với con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam hay không?
- Con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam được miễn nghĩa vụ quân sự thì có được tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự không?
- Việc ra quyết định miễn nghĩa vụ quân sự đối với công dân là con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam thuộc thẩm quyền của ai?
Có miễn nghĩa vụ quân sự đối với con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP cũng có quy định như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên được miễn nghĩa vụ quân sự.
Có miễn nghĩa vụ quân sự đối với con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam hay không? (Hình từ Internet)
Con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam được miễn nghĩa vụ quân sự thì có được tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Theo đó, nếu công dân là con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam thuộc diện miễn gọi nhập ngũ tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự thì có thể được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự.
Việc ra quyết định miễn nghĩa vụ quân sự đối với công dân là con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền ra quyết định miễn hoặc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với công dân được quy định tại Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định miễn nghĩa vụ quân sự đối với công dân là con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?