Có những biện pháp hỗ trợ nào trong hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ?
- Đơn vị chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại VPCP có được đề xuất thực hiện biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra không?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
- Có những biện pháp hỗ trợ nào trong hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ?
Đơn vị chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại VPCP có được đề xuất thực hiện biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra không?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định trách nhiệm của đơn vị chủ trì thẩm tra như sau:
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì thẩm tra
...
5. Đề xuất với Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm phụ trách lĩnh vực quyết định các công việc sau đây:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi xin ý kiến các thành viên Chính phủ về một số vấn đề lớn, quan trọng hoặc vấn đề còn ý kiến khác nhau thuộc nội dung của dự án, dự thảo;
b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra quy định tại Điều 20 của Quy chế này;
c) Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin và tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo được thẩm tra;
6. Trách nhiệm của Trưởng đơn vị chủ trì thẩm tra
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra như sau:
Các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra
1. Trong quá trình, thẩm tra, đơn vị chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo có thể đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho thực hiện một hoặc một số biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra sau đây:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép Văn phòng Chính phủ gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về các vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau thuộc nội dung dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
...
Như vậy, theo quy định, đơn vị chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ được quyền đề xuất thực hiện biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra.
Đơn vị chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại VPCP có được đề xuất thực hiện biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về phân công phụ trách trong lãnh đạo Văn phòng Chính phủ như sau:
Phân công phụ trách trong lãnh đạo Văn phòng Chính phủ
...
2. Các Phó Chủ nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực được phân công và có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị ý kiến thẩm tra các dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực công tác được phân công;
b) Quyết định việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra quy định tại Điều 20 của Quy chế này;
c) Chủ trì cuộc họp với lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan để xử lý những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo;
d) Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, nhạy cảm, Phó Chủ nhiệm phụ trách phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
đ) Phê duyệt nội dung văn bản thẩm tra đối với những dự án, dự thảo, trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thẩm quyền quyết định việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Có những biện pháp hỗ trợ nào trong hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ?
Căn cứ Điều 20 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra như sau:
Các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra
1. Trong quá trình, thẩm tra, đơn vị chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo có thể đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho thực hiện một hoặc một số biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra sau đây:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép Văn phòng Chính phủ gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về các vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau thuộc nội dung dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Thực hiện chuyên đề nghiên cứu, đề tài khoa học để nghiên cứu lý luận và đánh giá, tổng kết thực tiễn các vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo;
c) Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học;
d) Lấy ý kiến tư vấn các chuyên gia, các nhà khoa học;
đ) Khảo sát thực tiễn tại các bộ, ngành, địa phương;
e) Gửi văn bản xin ý kiến tham gia các cơ quan, tổ chức liên quan;
g) Tổ chức cuộc họp của Văn phòng Chính phủ với lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, còn ý kiến khác nhau thuộc nội dung của dự án, dự thảo trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra phải bảo đảm yêu cầu thiết thực, chất lượng, hiệu quả.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ thẩm tra thực hiện theo quy định hiện hành.
Như vậy, các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
(1) Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép Văn phòng Chính phủ gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về các vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau thuộc nội dung dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
(2) Thực hiện chuyên đề nghiên cứu, đề tài khoa học để nghiên cứu lý luận và đánh giá, tổng kết thực tiễn các vấn đề liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo;
(3) Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học;
(4) Lấy ý kiến tư vấn các chuyên gia, các nhà khoa học;
(5) Khảo sát thực tiễn tại các bộ, ngành, địa phương;
(6) Gửi văn bản xin ý kiến tham gia các cơ quan, tổ chức liên quan;
(7) Tổ chức cuộc họp của Văn phòng Chính phủ với lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?