Có những biện pháp nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
- Liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nam nữ có được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về tiền thưởng và điều kiện lao động không?
- Có những biện pháp nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
- Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
Liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nam nữ có được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về tiền thưởng và điều kiện lao động không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
...
Theo đó, nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (Hình từ Internet)
Có những biện pháp nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
...
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Theo đó, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động gồm:
- Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
- Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
4. Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi trên.
Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất học sinh THCS theo Thông tư 22 học kì 1? Đánh giá phẩm chất năng lực theo Thông tư 22 cuối kì 1?
- Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27?
- Chủ đầu tư được phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng bằng hình thức nào? Nội dung chính của nhiệm vụ khảo sát xây dựng là gì?
- Ngày 13 tháng 1 là ngày gì? Ngày 13 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? 13 1 2025 là thứ mấy?
- Phạm nhân có được sử dụng tiền của mình để ăn thêm ngoài tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng không?