Có những cách tiếp nhận tố cáo nào trong Tòa án nhân dân? Nếu như tố cáo có nội dung tố cáo những người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân được giải quyết như nào?
Có những cách tiếp nhận tố cáo nào trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ vào Điều 24 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân quy định như sau:
Giải quyết việc tiếp nhận tố cáo
1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân của các Tòa án nhân dân.
2. Chánh án Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp nhận hoặc phân công cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tiếp nhận tố cáo; bố trí địa điểm và cán bộ tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo.
3. Khi tiếp nhận tố cáo, người tiếp nhận xử lý như sau:
a) Tố cáo được thực hiện bằng đơn thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Tố cáo. Trong trường hợp đơn tố cáo hoặc nội dung đơn tố cáo chưa rõ và thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp chưa đầy đủ, thì người tiếp nhận đề xuất người giải quyết tố cáo yêu cầu người tố cáo cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo hoặc thông tin về người tố cáo;
b) Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân của Tòa án nhân dân thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Tố cáo. Trong trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung, cùng có mặt tại địa điểm tiếp công dân của Tòa án và cùng yêu cầu được trình bày nội dung tố cáo thì người tiếp nhận hướng dẫn những người tố cáo thống nhất cử một người đại diện trình bày nội dung tố cáo. Việc cử đại diện trình bày nội dung tố cáo được lập biên bản, có ký tên hoặc điểm chỉ của những người tố cáo.
- Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân của các Tòa án nhân dân.
- Chánh án Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp nhận hoặc phân công cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tiếp nhận tố cáo; bố trí địa điểm và cán bộ tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo.
Như vậy, người tố cáo có thể thực hiện tố cáo bằng đơn hoặc có thể trình bày trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân của các Tòa án nhân dân.
Có những cách tiếp nhận tố cáo nào trong Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)
Nếu như tố cáo có nội dung tố cáo những người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân thì sao?
Căn cứ vào Điều 25 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân quy định như sau:
Phân loại và xử lý tố cáo
1. Sau khi nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý tố cáo theo quy định tại Điều 24 của Luật Tố cáo.
2. Trường hợp tố cáo có nội dung tố cáo người giữ chức danh tư pháp (Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án) có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng thì bộ phận tiếp nhận, xử lý tố cáo báo cáo, đề xuất người có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp tố cáo có nội dung tố cáo người giữ chức danh tư pháp (Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án) có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng thì bộ phận tiếp nhận, xử lý tố cáo báo cáo, đề xuất người có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Xử lý và giải quyết tố cáo có dấu hiệu tội phạm như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 26 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân quy định về giải quyết việc tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo như sau:
Giải quyết việc tiếp nhận, xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì xử lý như sau:
- Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì người tiếp nhận báo cáo ngay với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 14 Luật Tố cáo 2018 và Điều 22 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
+ Sau khi xem xét nếu tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì người giải quyết tố cáo ban hành văn bản, chuyển hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp công chức, người lao động bị tố cáo thuộc quyền quản lý của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm, khi chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Ban Thanh tra).
- Sau khi chuyển hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu tội phạm cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân trực tiếp quản lý công chức, người lao động bị tố cáo phối hợp với Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân để theo dõi, nắm tình hình, giải quyết hoặc đề xuất người có thẩm quyền xem xét, giải quyết, áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?