Có những hình thức khen thưởng đối ngoại cấp Bộ nào trong ngành Ngoại giao theo quy định pháp luật hiện hành?
Có những loại hình khen thưởng nào trong ngành Ngoại giao theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 03/2018/TT-BNG quy định về các loại hình khen thưởng trong ngành Ngoại giao như sau:
Các loại hình khen thưởng
1. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng theo đợt hoặc chuyên đề là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng phát động.
3. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.
Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực công tác của ngành Ngoại giao được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có thành tích đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
Như vậy, theo quy định thì ngành Ngoại giao có những loại hình khen thưởng sau đây:
(1) Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được;
(2) Khen thưởng theo đợt hoặc chuyên đề;
(3) Khen thưởng đột xuất;
(4) Khen thưởng quá trình cống hiến;
(5) Khen thưởng đối ngoại.
Có những loại hình khen thưởng nào trong ngành Ngoại giao theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Có những hình thức khen thưởng đối ngoại cấp Bộ nào trong ngành Ngoại giao?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BNG quy định về các hình thức khen thưởng như sau:
Các hình thức khen thưởng
1. Hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: Huân chương các loại; Huy chương các loại; Danh hiệu “Anh hùng Lao động”; Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hình thức khen thưởng của Bộ Ngoại giao (gọi chung là khen thưởng cấp Bộ): Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam” và các Kỷ niệm chương: “Vì sự nghiệp biên giới, lãnh thổ quốc gia”, “Vì sự nghiệp Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”, “Vì sự nghiệp công tác về người Việt Nam ở nước ngoài”, “Vì sự nghiệp UNESCO Việt Nam”.
3. Các hình thức khen thưởng đối ngoại
a) Khen thưởng đối ngoại cấp Nhà nước:
Đối với cá nhân nước ngoài: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Lao động các hạng, Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với tổ chức nước ngoài: Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Lao động các hạng, Huân chương Hữu nghị và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
b) Khen thưởng đối ngoại cấp Bộ: Gồm các hình thức khen thưởng nêu tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, khen thưởng đối ngoại cấp Bộ trong ngành Ngoại giao bao gồm những hình thức sau:
(1) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
(2) Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam
(3) Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp biên giới, lãnh thổ quốc gia
(4) Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
(5) Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp công tác về người Việt Nam ở nước ngoài
(6) Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp UNESCO Việt Nam
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định trao tặng danh hiệu khen thưởng đối ngoại cấp Bộ trong ngành Ngoại giao?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Thông tư 03/2018/TT-BNG quy định về thẩm quyền quyết định như sau:
Thẩm quyền quyết định
1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định tặng :
a) “Cờ thi đua của Bộ Ngoại giao” cho các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị dẫn đầu Cụm thi đua các Sở Ngoại vụ địa phương;
b) Danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”, “Tập thể lao động Tiên tiến” cho các đơn vị thuộc Bộ.
c) Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Bộ Ngoại giao” cho các cá nhân thuộc Bộ;
d) Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho các cá nhân công tác tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và tại các đơn vị trong nước thuộc Khối Văn phòng Bộ;
đ) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam”.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định tặng hoặc ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác xét tặng các Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp biên giới, lãnh thổ quốc gia”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp công tác về người việt Nam ở nước ngoài” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp UNESCO Việt Nam”.
4. Thủ trưởng các đơn vị trong nước có tư cách pháp nhân xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”, “Tập thể lao động Tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, Giấy khen cho tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, thẩm quyền quyết định trao tặng danh hiệu khen thưởng đối ngoại cấp Bộ được quy định như sau:
(1) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có quyền quyết định tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam;
(2) Đối với các hình thức khen thưởng đối ngoại cấp Bộ còn lại thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định tặng hoặc ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác xét tặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?