Có những hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nào? Ai có quyền áp dụng những hình thức này?
Có những hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như sau:
Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
1. Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
a) Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;
b) Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội một số địa bàn ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp; địa bàn ngoại biên, khu vực biên giới đang tiến hành diễn tập quân sự, an ninh, trật tự, xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới đề nghị;
c) Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
...
Theo đó, việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có những hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 19 nêu trên.
Biên giới quốc gia (Hình từ Internet)
Ai có quyền áp dụng hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia này?
Căn cứ Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về quyền hạn của Bộ đội Biên phòng như sau:
Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng
1. Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
2. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
4. Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
6. Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
7. Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định trên, Bộ đội Biên phòng có quyền áp dụng hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thuộc về ai?
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như sau:
Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
2. Thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được quy định như sau:
a) Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, báo cáo ngay Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 19 nêu trên. Đồng thời báo cáo ngay Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?