Có những khoản dự phòng rủi ro nào được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước?

Cho tôi hỏi có những khoản dự phòng rủi ro nào được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước? Trong trường hợp số dư khoản dự phòng rủi ro cao hơn số phải trích lập dự phòng rủi ro thì xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Quang từ Phú Yên.

Ngân hàng Nhà nước theo quy định pháp luật có được lập khoản dự phòng rủi ro hay không?

Căn cứ Điều 9 Chế độ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 07/2013/QĐ-TTg quy định về khoản dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước như sau:

Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, gồm có:
1. Các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động tín dụng:
- Các khoản nợ được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước.
- Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro.

Có những khoản dự phòng rủi ro nào được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước?

Ngân hàng Nhà nước theo quy định có được lập khoản dự phòng rủi ro hay không? (Hình từ Internet)

Có những khoản dự phòng rủi ro nào được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước?

Căn cứ Điều 9 Chế độ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 07/2013/QĐ-TTg quy định về khoản dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước như sau:

Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, gồm có:
1. Các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động tín dụng:
- Các khoản nợ được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước.
- Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán và ngân quỹ:
- Các khoản tổn thất trong khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán như sự cố kỹ thuật mạng thanh toán, công nghệ...
- Tổn thất về tiền, vàng, tài sản quý và giấy tờ có giá phát sinh trong hoạt động ngân quỹ.
3. Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước:
- Tổn thất về tiền, vàng, và giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước gửi tiền bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.
- Rủi ro do giảm giá chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế; rủi ro trong việc kiểm định chất lượng vàng, giảm giá vàng.
4. Các khoản tổn thất khác trong quá trình hoạt động có đủ bằng chứng tin cậy là không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng phải thu không còn khả năng thanh toán.
5. Xử lý các khoản thanh toán với nhà nước và ngân sách nhà nước theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
6. Các trường hợp khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Số dư của khoản dự phòng rủi ro được trích lập từ khi có Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ được chuyển thành số dư đầu của khoản dự phòng rủi ro được trích lập theo Chế độ này để tiếp tục sử dụng theo quy định.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro.

Như vậy, khoản dự phòng rủi ro được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, gồm có:

(1) Các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động tín dụng;

(2) Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán và ngân quỹ;

(3) Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước;

(4) Các khoản tổn thất khác trong quá trình hoạt động có đủ bằng chứng tin cậy là không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng phải thu không còn khả năng thanh toán.

(5) Xử lý các khoản thanh toán với nhà nước và ngân sách nhà nước theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

(6) Các trường hợp khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Trong trường hợp số dư khoản dự phòng rủi ro cao hơn số phải trích lập dự phòng rủi ro thì xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định về dự phòng rủi ro như sau:

Dự phòng rủi ro
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 9 Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg .
2. Trong trường hợp số dư khoản dự phòng rủi ro cao hơn số phải trích lập dự phòng rủi ro, Ngân hàng Nhà nước phải hạch toán khoản chênh lệch giữa số dư khoản dự phòng rủi ro và số phải trích vào thu nhập trong kỳ.

Như vậy, trong trường hợp số dư khoản dự phòng rủi ro cao hơn số phải trích lập dự phòng rủi ro thì Ngân hàng Nhà nước phải hạch toán khoản chênh lệch giữa số dư khoản dự phòng rủi ro và số phải trích vào thu nhập trong kỳ.


Dự phòng rủi ro
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước là gì?
Pháp luật
Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Khoản dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được hạch toán vào đâu? Tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro để làm gì?
Pháp luật
Dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại bao gồm các khoản dự phòng nào? Chính sách dự phòng rủi ro phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Giá trị tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại được xác định như thế nào?
Pháp luật
Dự phòng rủi ro là gì? Ngân hàng thương mại phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro vào thời điểm nào?
Pháp luật
Có những khoản dự phòng rủi ro nào được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Bô Tài chính bãi bỏ toàn bộ Thông tư 86/2016/TT-BTC về Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự phòng rủi ro
1,937 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự phòng rủi ro

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự phòng rủi ro

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào