Có những loại hợp đồng nào trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển? Người vận chuyển có trách nhiệm như thế nào trong hợp đồng?

Tôi đang muốn kiếm một đơn vị vận chuyển qua đường biển để tiết kiệm chi phí đi xa. Vì vậy, tôi muốn hiểu rõ hơn về hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển. Cụ thể, có những loại hợp đồng nào? Những người nào có liên quan trong hợp đồng là ai? Trách nhiệm của người vận chuyển ra sao? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì?

Căn cứ Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

- Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Như vậy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Có những loại hợp đồng nào trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Căn cứ Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

- Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

- Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Tải về mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mới nhất 2023: Tại Đây

Có những loại hợp đồng nào trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Có những loại hợp đồng nào trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Người có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là ai?

Căn cứ quy định tại Điều 147 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm:

- Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

- Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

- Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

- Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

- Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.

Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ra sao?

Căn cứ Điều 152 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển như sau:

- Trong trường hợp tính chất, giá trị của hàng hóa không được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào cao hơn.

Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.

Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.

- Khi container hoặc công cụ tương tự được dùng để đóng hàng hóa thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hóa đã ghi trong chứng từ vận chuyển, đã đóng vào công cụ được coi là một kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chứng từ vận chuyển không ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hóa thì container hoặc công cụ đó chỉ được xem là 01 kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa.

- Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:

+ Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;

+ Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hóa.

Giá trị còn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.

- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng được giới hạn số tiền bằng hai phẩy năm lần giá dịch vụ vận chuyển của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số giá dịch vụ vận chuyển phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Theo Điều 153 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm khi:

- Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Điều 152 của Bộ luật này nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra.

- Người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.

Bên cạnh đó, người vận chuyển sẽ được mễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

- Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.

- Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp sau đây:

+ Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;

+ Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra;

+ Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;

+ Thiên tai;

+ Chiến tranh;

+ Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;

+ Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

+ Hạn chế về phòng dịch;

+ Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;

+ Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;

+ Bạo động hoặc gây rối;

+ Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;

+ Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa;

+ Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách;

+ Hàng hóa không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;

+ Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;

+ Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra. Trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa.

- Chậm trả hàng là việc hàng hóa không được trả trong khoảng thời gian đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong trường hợp sau đây:

+ Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng;

+ Nguyên nhân bất khả kháng;

+ Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa;

+ Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định thế nào? Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm những loại nào?
Pháp luật
Những loại hàng hóa nào được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định?
Pháp luật
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản không?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn thay đổi niêm yết giá theo hướng tăng giá vận chuyển bằng đường biển, tăng phụ thu thì có được thay đổi ngay lập tức không?
Pháp luật
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển là gì? Chuyển giao quyền và ký phát vận đơn trong hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển bằng đường biển là gì và được giao kết theo hình thức nào?
Pháp luật
Người nhận hàng bằng đường biển là ai và người nhận hàng xử lý hàng hóa bị lưu giữ như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Có bao nhiêu loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?
Pháp luật
Người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được miễn trách nhiệm hoàn toàn nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người thuê vận chuyển bằng đường biển là ai và có quyền chấm dứt hợp đồng vận chuyển theo chuyến trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
8,687 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào