Có những loại phong trào thi đua nào trong Công an nhân dân? Những cơ quan nào có trách nhiệm tham gia tổ chức phong trào thi đua trong Công an nhân dân?
Có những loại phong trào thi đua nào trong Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 12/2019/TT-BTC quy định về phong trào thi đua trong Công an nhân dân cụ thể như sau:
Phong trào thi đua trong Công an nhân dân
1. Phong trào thi đua trong Công an nhân dân gồm phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” và các phong trào thi đua khác.
2. Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”
a) Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” được Bộ Công an tổ chức thường xuyên hằng năm nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng Công an nhân dân;
b) Phong trào thi đua theo đợt (hoặc chuyên đề) trong Công an nhân dân phải gắn với phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”.
3. Lực lượng Công an nhân dân hưởng ứng, tổ chức phát động các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, các phong trào thi đua nhằm phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
Theo đó, phong trào thi đua trong Công an nhân dân gồm phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” và các phong trào thi đua khác, cụ thể:
- Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” được Bộ Công an tổ chức thường xuyên hằng năm nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng Công an nhân dân
- Phong trào thi đua theo đợt (hoặc chuyên đề) trong Công an nhân dân phải gắn với phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”.
Phong trào thi đua trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào có trách nhiệm tham gia tổ chức phong trào thi đua trong Công an nhân dân?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2019/TT-BCA, trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua trong Công an nhân dân thuộc về những cơ quan, tổ chức sau:
Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức phát động phong trào thi đua trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện phong trào thi đua do Bộ trưởng Bộ Công an phát động.
3. Cục Công tác đảng và công tác chính trị có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện phong trào thi đua trong toàn lực lượng Công an nhân dân. Phòng thực hiện chức năng công tác chính trị của đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Phòng Công tác đảng và công tác chính trị của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thống nhất quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện phong trào thi đua trong Công an đơn vị, địa phương đó.
4. Cơ quan truyền thông trong Công an nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền về các phong trào thi đua; biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua; đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Như vậy, đối với công tác tổ chức phong trào thi đua trong Công an nhân dân, những cơ quan sau có trách nhiệm tham gia và thực hiện nhiệm vụ tương ứng, bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Công an
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Cục Công tác đảng và công tác chính trị
- Phòng thực hiện chức năng công tác chính trị của đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Phòng Công tác đảng và công tác chính trị của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Cơ quan truyền thông trong Công an nhân dân
Việc xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Công an nhân dân cần đáp ứng được những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 12/2019/TT-BCA, việc xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Công an nhân dân cần đảm bảo đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như sau:
- Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua phải xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu, chủ đề, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; chỉ tiêu đề ra phải cao hơn mức bình thường để từng tập thể, cá nhân nỗ lực, tích cực phấn đấu hoàn thành;
- Nội dung thi đua phải nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Công an các đơn vị, địa phương và gắn với các phong trào thi đua khác; bảo đảm thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương và khả năng tham gia của cán bộ, chiến sĩ;
- Biện pháp thực hiện phong trào thi đua phải cụ thể, thiết thực; chú trọng công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác tham gia;
- Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua phải ghi rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian sơ kết, thời gian tổng kết, báo cáo kết quả tổ chức phong trào thi đua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?