Có những loại rừng tự nhiên nào? Có được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác không?
Có những loại rừng tự nhiên nào?
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 thì rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
Việc phân loại rừng tự nhiên dược quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Phân loại rừng
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
a) Rừng đặc dụng;
b) Rừng phòng hộ;
c) Rừng sản xuất.
...
Theo quy định trên, căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên được phân thành 03 loại gồm:
- Rừng đặc dụng.
- Rừng phòng hộ.
- Rừng sản xuất.
Có những loại rừng tự nhiên nào? Có được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác không? (Hình từ Internet)
Có được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác không?
Việc có được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác không, theo quy định tại Điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương.
2. Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
3. Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
4. Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
5. Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
6. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
8. Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, sẽ không được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
Nhà nước sẽ có chính sách ưu đãi đầu tư cho hoạt động phục hồi rừng tự nhiên đúng không?
Việc Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho hoạt động phục hồi rừng tự nhiên không, theo quy định tại Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
b) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
d) Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao;
đ) Đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
e) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
b) Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị;
c) Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng;
đ) Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc;
b) Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ;
c) Phục hồi rừng tự nhiên;
d) Phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Nhà nước sẽ có chính sách ưu đãi đầu tư cho các hoạt động phục hồi rừng tự nhiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?