Có những phương thức in, đúc thử tiền Việt Nam nào? Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử tiền Việt Nam đơn hình gồm những gì?
Phương thức in, đúc thử tiền Việt Nam có những phương thức nào?
Phương thức in, đúc thử tiền Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 37/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2020/TT-NHNN như sau:
In, đúc thử
1. Trong quá trình chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc, cơ sở in, đúc tiền phải thực hiện in, đúc thử nhằm xác định mẫu in, đúc chuẩn có chất lượng cao nhất và hoàn thiện bản in, khuôn đúc.
2. Phương thức in, đúc thử
a) Đối với tiền kim loại: đúc, dập thử đơn hình trên phôi tiền kim loại.
b) Đối với tiền giấy: in thử trên loại chất liệu sẽ dùng để in tiền hoặc tương tự, thực hiện theo mẫu thiết kế chính thức và hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sau khi hoàn thành việc in, đúc thử, cơ sở in, đúc tiền phải lập và gửi Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này đến Cục Phát hành và Kho quỹ.
Theo quy định trên, phương thức in, đúc thử tiền Việt Nam như sau:
- Đối với tiền kim loại: đúc, dập thử đơn hình trên phôi tiền kim loại.
- Đối với tiền giấy: in thử trên loại chất liệu sẽ dùng để in tiền hoặc tương tự, thực hiện theo mẫu thiết kế chính thức và hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
In, đúc thử tiền Việt Nam (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử tiền Việt Nam đơn hình gồm những gì?
Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử tiền Việt Nam đơn hình được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 37/2014/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử
1. Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình
a) Văn bản đề nghị Thống đốc phê duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình và nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc.
b) Mẫu in, đúc thử đơn hình.
c) Tài liệu kỹ thuật về bản in, khuôn đúc.
d) Kết quả thí nghiệm, đánh giá về chất lượng kỹ thuật của mẫu in, đúc thử đơn hình.
2. Hồ sơ trình duyệt mẫu in thử đa hình
a) Văn bản đề nghị Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt mẫu in thử đa hình.
b) Mẫu in chuẩn đơn hình.
c) Mẫu in thử đa hình.
d) Kết quả thí nghiệm, đánh giá về chất lượng kỹ thuật của mẫu in thử đa hình trên cơ sở mẫu in chuẩn đơn hình.
Như vậy, hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử có 2 loại hồ sơ là hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình và hồ sơ trình duyệt mẫu in thử đa hình.
- Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình gồm:
+ Văn bản đề nghị Thống đốc phê duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình và nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc.
+ Mẫu in, đúc thử đơn hình.
+ Tài liệu kỹ thuật về bản in, khuôn đúc.
+ Kết quả thí nghiệm, đánh giá về chất lượng kỹ thuật của mẫu in, đúc thử đơn hình.
Ai có trách nhiệm tổ chức đánh giá, thẩm định các mẫu in, đúc thử tiền Việt Nam?
Thẩm định mẫu in, đúc thử tiền Việt Nam được quy định tại Điều 11 Thông tư 37/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2020/TT-NHNN như sau:
Thẩm định mẫu in, đúc thử
1. Sau khi nhận được hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử của cơ sở in, đúc tiền theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm tổ chức đánh giá, thẩm định các mẫu in, đúc thử và đề xuất nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc trên cơ sở mẫu thiết kế chính thức và hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Kết quả thẩm định mẫu in, đúc thử và đề xuất nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc phải được thể hiện bằng văn bản.
Trong quá trình thẩm định, trường hợp các mẫu in, đúc thử chưa đáp ứng yêu cầu của hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm yêu cầu cơ sở in, đúc tiền tiến hành chính sửa, hoàn thiện bản in, khuôn đúc trên cơ sở mẫu thiết kế chính thức và yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng đồng tiền.
2. Trường hợp cần thuê cá nhân, tổ chức ở trong nước, nước ngoài đánh giá về các mẫu in, đúc thử, bản in, khuôn đúc tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc xem xét, quyết định.
Theo đó, sau khi nhận được hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử của cơ sở in, đúc tiền theo quy định, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm tổ chức đánh giá, thẩm định các mẫu in, đúc thử và đề xuất nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc trên cơ sở mẫu thiết kế chính thức và hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế.
Kết quả thẩm định mẫu in, đúc thử và đề xuất nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc phải được thể hiện bằng văn bản.
Trong quá trình thẩm định, trường hợp các mẫu in, đúc thử chưa đáp ứng yêu cầu của hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm yêu cầu cơ sở in, đúc tiền tiến hành chính sửa, hoàn thiện bản in, khuôn đúc trên cơ sở mẫu thiết kế chính thức và yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng đồng tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?