Có phải chi trả thu nhập tăng thêm đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên không?
- Có phải chi trả thu nhập tăng thêm đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên không?
- Nguồn tài chính của đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên gồm những nguồn nào?
- Chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 có hiệu lực thì chi thường xuyên giao tự chủ của đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên được thực hiện như thế nào?
Có phải chi trả thu nhập tăng thêm đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
...
2. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b) Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
...
Như vậy, nếu đáp ứng được một trong các điều kiện trên thì đơn vị của chị sẽ được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và được xác định là đơn vị nhóm 2.
Mặt khác, điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định như sau:
Phân phối kết quả tài chính trong năm
Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định (nếu có), nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo quy định tại Điều 14 (áp dụng đối với đơn vị nhóm 1, nhóm 2), Điều 18 (áp dụng đối với đơn vị nhóm 3) và Điều 22 (áp dụng đối với đơn vị nhóm 4) Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Thông tư này quy định một số nội dung cụ thể như sau:
...
2. Kể từ thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới do Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số 27-NQ/TW:
a) Đơn vị nhóm 1 và đơn vị nhóm 2:
- Đơn vị không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập, không thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm từ Quỹ bổ sung thu nhập;
- Đơn vị trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trên cơ sở Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
...
Như vậy, kể từ thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới do Chính phủ ban hành theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2) sẽ không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập và không thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm từ Quỹ bổ sung thu nhập chị nhé.
Đơn vị sự nghiệp công bảo đảm chi thường xuyên (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính của đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên gồm những nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì nguồn tài chính của đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên gồm những nguồn sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước;
- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp;
- Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 có hiệu lực thì chi thường xuyên giao tự chủ của đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chi thường xuyên giao tự chủ
Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 (phần được để lại để chi thường xuyên phục vụ công tác thu phí) và khoản 5 Điều 11 Nghị định này để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:
1. Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương
...
b) Kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, thực hiện như sau:
- Đối với đơn vị nhóm 1: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng I); quyết định mức lương chi trả cho viên chức, người lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).
- Đối với đơn vị nhóm 2: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự nghiệp công được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng II); quyết định mức lương chi trả cho viên chức, người lao động; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).
Đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện và phân phối tiền lương theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tiền lương làm căn cứ xây dựng quỹ lương kế hoạch hằng năm để chi trả cho viên chức và người lao động, đảm bảo cân đối về lợi ích của người lao động và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Trường hợp mức chênh lệch thu lớn hơn chi đạt thấp hơn phương án tự chủ tài chính được phê duyệt thì đơn vị chủ động điều chỉnh giảm quỹ lương thực hiện theo tỷ lệ tương ứng với mức độ giảm chênh lệch thu lớn hơn chi của phương án tự chủ tài chính được duyệt nhưng phải đảm bảo mức chi trả tiền lương cho viên chức và người lao động không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công.
Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, đơn vị sự nghiệp công được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau. Mức dự phòng hằng năm do đơn vị quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, đơn vị có chênh lệch thu lớn hơn chi; trường hợp đơn vị không có chênh lệch thu lớn hơn chi thì không được trích đủ 17%. Trường hợp năm trước liền kề đơn vị có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, đơn vị chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết thì đơn vị phải hoàn nhập dự phòng.
Khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung. Việc chi trả tiền lương cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
...
Như vậy, chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 có hiệu lực thì chi thường xuyên giao tự chủ của đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?