Có phải chuẩn hóa địa danh đối với địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau theo quy định không?
Địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau có phải chuẩn hóa địa danh theo quy định không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh như sau:
Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh
1. Chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.
2. Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất.
...
4. Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;
b) Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.
5. Địa danh đã được chuẩn hóa phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, cập nhật và công bố để sử dụng.
Theo đó, chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.
Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất. Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh gồm:
- Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;
- Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.
Như vậy, địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau thì phải chuẩn hóa địa danh theo quy định trên.
Chuẩn hóa địa danh (Hình từ Internet)
Việc chuẩn hóa địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh như sau:
Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh
...
3. Nguyên tắc chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;
b) Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;
c) Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
....
Theo đó, nguyên tắc chuẩn hóa địa danh đối với địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau như sau:
- Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;
- Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;
- Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa như sau:
Trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc chuẩn hóa địa danh, thống nhất và ban hành danh mục địa danh đã được chuẩn hóa; xây dựng, cập nhật, công bố cơ sở dữ liệu địa danh đã được chuẩn hóa.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất yêu cầu chuẩn hóa địa danh, cung cấp thông tin về địa danh thuộc phạm vi quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Đối với địa danh đã được chuẩn hóa, tổ chức, cá nhân phải sử dụng và thể hiện chính xác, thống nhất trong hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc chuẩn hóa địa danh, thống nhất và ban hành danh mục địa danh đã được chuẩn hóa; xây dựng, cập nhật, công bố cơ sở dữ liệu địa danh đã được chuẩn hóa.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất yêu cầu chuẩn hóa địa danh, cung cấp thông tin về địa danh thuộc phạm vi quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với địa danh đã được chuẩn hóa, tổ chức, cá nhân phải sử dụng và thể hiện chính xác, thống nhất trong hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?
- Vật dụng trên phương tiện vận tải gồm những gì? Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan?
- Quân luật là gì? Thiết quân luật tiếng Hàn là gì? Ai đề nghị ra lệnh thiết quân luật tại Việt Nam?
- Mẫu báo cáo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027 các cấp mới nhất? Mẫu báo cáo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 trường học?
- Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là gì? Quy định về xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan?