Có phải công bố dịch hại thực vật khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan?
Có phải công bố dịch hại thực vật khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan?
Có phải công bố dịch hại thực vật khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan được quy định tại Điều 17 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Công bố dịch hại thực vật
1. Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp sau đây:
a) Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
b) Khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
c) Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan.
2. Thẩm quyền công bố dịch hại thực vật được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch tại địa phương trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định công bố dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi dịch xảy ra có nguy cơ lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng từ hai tỉnh trở lên và trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, đồng thời báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định của pháp luật về công bố dịch hại thực vật thì các trường hợp dưới đây sẽ phải công bố:
- Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
- Khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;
- Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan là một trong ba trường hợp được quy định công bố dịch hại thực vật.
Có phải công bố dịch hại thực vật khi phát hiện đối tưởng kiểm dịch thực vật xâm bảo lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan? (Hình từ internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong tổ chức chống dịch hại thực vật?
Trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Tổ chức chống dịch hại thực vật
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Huy động nguồn lực tại địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;
c) Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất trên địa bàn;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
...
Như vậy theo quy định của pháp luật về tổ chức chống dịch hại thực vật thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như sau:
- Huy động các nguồn lực tại địa phương để thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn xã;
- Thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch nhằm khắc phục những hậu quả do dịch gây ra, từ đó ổn định đời sống và khôi phục sản xuất trên địa bàn;
- Trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vừa quá khả năng của địa phương;
- Báo cáo với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục những hậu quả do dịch gây ra từ đó ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
Khi nào người có thẩm quyền thực hiện công bố hết dịch hại thực vật?
Thời điểm để người có thẩm quyền thực hiện công bố hết dịch hại thực vật được quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Công bố hết dịch hại thực vật
Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì người có thẩm quyền công bố dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này quyết định công bố hết dịch.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền công bố hết dịch hại thực vật vào thời điểm dịch hại thực vật đã được khống chế và không có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?