Có phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán không?
- Có phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán không?
- Việc điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Việc giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
Có phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý tình huống trong đấu thầu
1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều này.
...
Theo quy định nêu trên, về nguyên tắc chung, trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Lựa chọn nhà thầu (Hình từ Internet)
Việc điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý tình huống trong đấu thầu
...
2. Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;
b) Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
...
Như vậy, việc điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu.
- Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Việc giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 120 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu
1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 92 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị.
2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 118 của Nghị định này.
3. Nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản.
4. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà thầu phải có kết luận về nội dung kiến nghị; trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do.
Như vậy, việc giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu được quy định như trên.
Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Đấu thầu Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ có mấy loại? Người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên nào?
- Nhiệm vụ quyền hạn Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương? Quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
- Valentine đỏ là ngày gì? Valentine đỏ ai tặng quà cho ai? Valentine đỏ ngày nào? Valentine đỏ 14 2 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
- Thẩm tra viên Tòa án là gì? Tiêu chuẩn Thẩm tra viên Tòa án? Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án?
- Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 ngày nào, có những gì? Khai mạc Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 mấy giờ?