Có phải dùng kinh phí bảo đảm khám sức khỏe định kỳ để chỉ trả chi phí cho quân nhân chuyên nghiệp phải chuyển khám chuyên khoa tuyến trên không?
- Kết quả khám sức khỏe như thế nào thì phải đề nghị chuyển quân nhân chuyên nghiệp đi khám chuyên khoa?
- Việc đề nghị cho quân nhân chuyên nghiệp được đi khám chuyên khoa sẽ do ai thực hiện?
- Có phải dùng kinh phí bảo đảm khám sức khỏe định kỳ để chỉ trả chi phí cho quân nhân chuyên nghiệp phải chuyển khám chuyên khoa tuyến trên không?
Kết quả khám sức khỏe như thế nào thì phải đề nghị chuyển quân nhân chuyên nghiệp đi khám chuyên khoa?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về kết luận khám sức khỏe định kỳ như sau:
Kết luận khám sức khỏe định kỳ
1. Người khám chuyên khoa phân loại sức khỏe bằng số 1, 2, 3 hoặc 4 tương ứng mức đánh giá 1, 2, 3, 4 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; ghi rõ bệnh lý (nếu có) vào phần kết quả khám trong phiếu khám sức khỏe định kỳ kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng; ký và ghi rõ họ tên ở cột "Chữ ký, họ tên của bác sỹ". Trường hợp nghi ngờ hoặc chưa xác định chính xác bệnh phải chỉ định thêm các xét nghiệm hoặc đề nghị chuyển đến quân y tuyến trên khám chuyên khoa làm căn cứ để kết luận.
2. Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe định kỳ căn cứ kết quả phân loại của các chuyên khoa để kết luận, phân loại sức khỏe theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Thông tư này; ghi bằng số và chữ (phần chữ để trong dấu ngoặc đơn); ký, ghi rõ họ tên vào phiếu khám sức khỏe định kỳ và chịu trách nhiệm về kết luận của mình; thông báo kết quả khám sức khỏe và tư vấn chuyên môn đối với từng trường hợp. Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe định kỳ không kết luận nếu chưa đủ căn cứ phân loại sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Theo đó, trường hợp khám sức khỏe định kỳ cho quân nhân chuyển nghiệp mà nghi ngờ hoặc chưa xác định chính xác bệnh của quân nhận thì Hội đồng khám sức khỏe định kỳ phải chỉ định thêm các xét nghiệm hoặc đề nghị chuyển đến quân y tuyến trên khám chuyên khoa làm căn cứ để kết luận.
Việc đề nghị cho quân nhân chuyên nghiệp được đi khám chuyên khoa sẽ do ai thực hiện?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe như sau:
Hội đồng khám sức khỏe
...
5. Nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên Hội đồng khám sức khỏe
a) Hội đồng khám sức khỏe:
Tổ chức khám, phân loại và kết luận sức khỏe cho quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng; chỉ định xét nghiệm chuyên sâu; tư vấn sức khỏe, dự phòng bệnh; chuyển tuyến trên khi vượt khả năng chuyên môn;
Tổng hợp kết quả khám sức khỏe và bàn giao toàn bộ hồ sơ phiếu khám sức khỏe cho quân y đơn vị.
b) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe:
Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động và kết quả khám sức khỏe của Hội đồng;
Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe định kỳ; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng;
Triệu tập người khám lâm sàng, cận lâm sàng và tổ chức hội chẩn đối với trường hợp phân loại sức khỏe không phù hợp với kết quả khám để thống nhất kết quả phân loại sức khỏe theo chuyên khoa;
Đề nghị đơn vị quản lý cho quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng đi khám chuyên khoa ở quân y tuyến trên đối với các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn;
Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe;
Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe.
...
Như vậy, đối với các trường hợp nghị ngờ không xác định được chính xác bệnh của quân nhân, vượt quá khả năng chuyên môn khám sức khỏe của hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe cần đề nghị đơn vị quản lý cho quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng đi khám chuyên khoa ở quân y tuyến trên.
Có phải dùng kinh phí bảo đảm khám sức khỏe định kỳ để chỉ trả chi phí cho quân nhân chuyên nghiệp phải chuyển khám chuyên khoa tuyến trên không?
Có phải dùng kinh phí bảo đảm khám sức khỏe định kỳ để chỉ trả chi phí cho quân nhân chuyên nghiệp phải chuyển khám chuyên khoa tuyến trên không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 13 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về kinh phí bảo đảm khám sức khỏe định kỳ như sau:
Kinh phí bảo đảm khám sức khỏe định kỳ
1. Nguồn kinh phí bảo đảm
a) Kinh phí thực hiện khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc đơn vị dự toán (hưởng lương từ nguồn ngân sách) quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng bảo đảm;
b) Kinh phí thực hiện khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ sở hạch toán kinh doanh, dịch vụ trong Quân đội quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và cơ sở hạch toán.
2. Các trường hợp phải chuyển quân y tuyến trên khám chuyên khoa thì đơn vị giới thiệu, đề nghị khám bệnh theo hình thức Bảo hiểm y tế.
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc đơn vị dự toán (hưởng lương từ nguồn ngân sách) do ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng bảo đảm.
Đối với trường hợp quân nhân chuyên nghiệp phải chuyển khám chuyên khoa tuyến trên thì thì đơn vị giới thiệu, đề nghị khám bệnh theo hình thức Bảo hiểm y tế.
Như vậy, sẽ không dùng kinh phí bảo đảm khám sức khỏe định kỳ để chi trả chi phí cho quân nhân được chuyển khám chuyên khoa tuyến trên mà sẽ dùng Bảo hiểm y tế để chi trả chi phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?