Có phải làm Giấy phép môi trường đối với các dự án đã hoạt động trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực không?
- Có phải làm Giấy phép môi trường đối với các dự án đã hoạt động trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực không?
- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường có phải là nội dung bắt buộc trong giấy phép môi trường không?
- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giấy phép môi trường do chủ dự án tự lập hay thuê dịch vụ làm?
Có phải làm Giấy phép môi trường đối với các dự án đã hoạt động trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực không?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Chị lưu ý khoản 2 nêu trên áp dụng đối với các trường hợp dự án đã hoạt động trước khi Luật trên có hiệu lực.
Nếu dự án của chị có các tiêu chí môi trường như tại khoản 1 thì vẫn phải xin giấy phép môi trường.
Danh mục chi tiết các dự án đầu tư nhóm I, II và III được quy định tương ứng tại Phụ lục III, Phụ lục IV và Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường.
Tải về Mẫu giấy phép môi trường mới nhất hiện nay.
Giấy phép môi trường (Hình từ Internet)
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường có phải là nội dung bắt buộc trong giấy phép môi trường không?
Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Nội dung giấy phép môi trường
...
3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;
b) Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
c) Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
d) Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;
đ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
...
Khi chị thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép môi trường thì lúc đó mới yêu cầu xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do kế hoạch này thuộc Nội dung giấy phép môi trường như quy định trên.
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giấy phép môi trường do chủ dự án tự lập hay thuê dịch vụ làm?
Căn cứ theo Điều 109 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.
Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định này.
2. Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện.
Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm.
Trường hợp kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được lồng ghép, tích hợp với kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp thì kế hoạch phòng thủ dân sự phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 108 Nghị định này.
Theo đó, chủ đầu tư có thể tự lập hoặc thuê dịch vụ lập cho mình để mình hoàn thiện hồ sơ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?