Có phải lập ban quản lý riêng cho từng chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hay không? Ban quản lý có nhiệm vụ gì?
- Có phải lập ban quản lý riêng cho từng chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hay không?
- Ban quản lý dự án viện trợ không hoàn lại có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
- Thực hiện điều chỉnh dự án viện trợ không hoàn lại khi dự án đang trong quá trình thực hiện như thế nào?
- Trong quá trình thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại xảy ra tranh chấp thì giải quyết thế nào?
Có phải lập ban quản lý riêng cho từng chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hay không?
Tại Điều 12 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại như sau:
Tổ chức quản lý chương trình, dự án
Căn cứ quy mô, tính chất, điều kiện cụ thể thực hiện chương trình, dự án, năng lực tổ chức quản lý chương trình, dự án, cơ quan chủ quản quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án sau:
1. Sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực quản lý và thực hiện dự án đối với dự án quy mô dưới 200.000 USD (hai trăm nghìn đô la Mỹ).
2. Sử dụng Ban quản lý đang hoạt động để quản lý chương trình, dự án mới.
3. Thành lập Ban quản lý riêng cho từng chương trình, dự án.
Theo quy định trên thì lập ban quản lý riêng cho từng chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại sẽ không áp dụng cho mọi trường hợp.
Mà sẽ dựa vào quy mô, tính chất, điều kiện cụ thể ơ quan chủ quản quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án theo quy định trên.
Có phải lập ban quản lý riêng cho từng chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hay không? Ban quản lý có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Ban quản lý dự án viện trợ không hoàn lại có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý dự án viện trợ không hoàn lại như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án
1. Đại diện cho chủ dự án, chịu trách nhiệm trước chủ dự án, cơ quan chủ quản và trước pháp luật về các quyết định của mình.
2. Ban quản lý dự án phải mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam. Thực hiện các hoạt động thu, chi cho khoản viện trợ qua tài khoản trên cơ sở kế hoạch tài chính đã được phê duyệt.
3. Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ trong khuôn khổ dự án, trong đó:
a) Lập kế hoạch thực hiện tổng thể và hằng năm, kế hoạch tài chính của dự án trình người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt;
b) Đàm phán, ký kết các hợp đồng;
c) Thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng trong phạm vi được giao;
d) Quản lý tài chính, tài sản và thực hiện các thủ tục giải ngân, hạch toán, quyết toán theo quy định về quản lý tài chính của Nghị định này và phù hợp với quy định của Bên cung cấp viện trợ.
4. Xây dựng kế hoạch chi tiết giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, dự án.
5. Định kỳ 06 tháng một lần và hàng năm báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án, tình hình quản lý tài chính cho chủ dự án và cơ quan chủ quản.
6. Nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án. Sau khi kết thúc chương trình, dự án, trong vống 06 tháng, Ban quản lý dự án phải hoàn thành báo cáo kết thúc chương trình, dự án gửi Chủ Dự án.
7. Các nhiệm vụ khác được giao.
Theo đó thì ban quản lý dự án sẽ có các nhiệm vụ và quyền hạn như trên.
Thực hiện điều chỉnh dự án viện trợ không hoàn lại khi dự án đang trong quá trình thực hiện như thế nào?
Tại Điều 16 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện điều chỉnh dự án viện trợ không hoàn lại khi dự án đang trong quá trình thực hiện như sau
- Đối với các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì thực hiện điều chỉnh thì khi cơ quan chủ quản tiến hành thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ khi có các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dẫn đến thay đổi các nội dung trong Quyết định phê duyệt khoản viện trợ.
- Đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản:
+ Những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung làm cho chương trình, dự án trở thành một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 80/2020/NĐ-CP thì phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
+ Các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung không thuộc quy định tại điểm a khoản này do cơ quan ban hành quyết định phê duyệt khoản viện trợ.
Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại xảy ra tranh chấp thì giải quyết thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 80/2020/NĐ-CP thì trường hợp có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại thì các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết.
Trường hợp không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, trọng tài hoặc tòa án phù hợp với quy định của pháp luật theo quy định của hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?